Bạn không thể nào né được những lúc khó khăn ấy. Thay vì lẩn tránh, hãy sống và làm quen với điều đó. Nếu bạn chưa biết cách nào để có thể vượt qua. Hãy thử những cách dưới đây nhé.
1. Nhận ra rằng mình đã đi bao xa
Mỗi đời người là một cuộc hành trình dài. Con đường ấy dù muốn hay không bạn vẫn phải đi mỗi ngày cho đến ngày cuối cùng của bạn. Do đó, không có gì lạ khi trên một con đường lại lại có khó khăn cả. Mỗi ngày đến trường, con đường cũng không quá dài. Thế nhưng, đôi khi bạn cũng gặp phải kẹt xe vậy.
Do đó, khi gặp khó khăn, bạn hãy nhìn lại xem bạn đã đi bao xa, vượt qua bao nhiêu khó khăn để có thể tồn tại đến bây giờ. Mình tin chắc rằng, khi bạn nhìn lại những gì đã qua, những thành quả mà bạn đạt được sau bao cố găng, bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp con đường phía trước của mình!
2. Nhớ lại lý do tại sao mình bắt đầu
Những lúc khó khăn đến mức muốn bỏ cuộc, bạn hãy dành một ít thời gian để nhớ lại nguyên nhân mình bắt đầu. Bạn đã bắt đầu con đường này với những đam mê, những hoài bảo như thế nào thì cố gắng giữ vững nó. Hãy ngồi xuống, viết chúng ra những tờ notes và dán ở những nơi bạn có thể nhìn thấy, để chúng có thể nhắc nhở bạn mỗi ngày.
3. Biến nó thành thói quen
Hầu hết chúng ta, ai cũng từ có những thói quen nhất định. Có những thói quen tốt, cũng có những thói quen xấu. Thế nhưng, chúng ta có thể cân bằng những thói quen ấy thì cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Một ý tưởng điên rồ thế nhưng có thể nó sẽ giúp bạn tốt hơn đó là làm quen với việc thật bại hoặc khó khăn. Lý do là, nếu bạn không thể tránh nó thì sao không đối mặt với nó. Xem nó như là một điều hiển nhiên trong cuộc sống và bạn sẽ vượt qua như cách bạn đã từng làm trước đó.
4. Lập kế hoạch “Nếu – Thì”
Khi cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn, một trong những cách hiệu quả nhất để có thể vượt qua đó là kế hoạch “nếu – thì”. Đây là một khái niệm được tạo ra bởi một nhà tâm lý học Peter Gollwitzer vào giữa những năm 90.
Kế hoạch này giúp bạn có thể hiểu được các tình huống và hành động để xử lý chúng. Cụ thể như sau:
Nếu tôi có những suy nghĩ tiêu cực , tôi sẽ giành 1 phút để hít thở. Nếu tôi cảm thấy căng thẳng và áp lực trong 3 ngày liên tiếp, tôi sẽ nghỉ vào ngày thứ 4 để phục hồi và xõa những gì khó khăn trong đầu.
Cái hay của “nếu – thì” là nó có thể giúp bạn xác định được bạn cần làm gì khi có những điều tiêu cực xuất hiện. Bạn có thể lên kế hoạch này lúc bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi chúng theo thời gian nữa.
5. Chia sẻ với người bạn tin tưởng
Một trong những thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người đó chính là mối quan hệ. Bạn cần tìm cho mình một người đủ tin tưởng. Và nhất là trong trường hợp nhất định, họ có thể trở thành người cố vấn cho bạn.
Thử một lần lắng nghe xem người khác đã vượt qua khó khăn như thế nào. Hoặc đối với trường hợp bạn đã gặp phải, họ có đề xuất nào cho bạn hay không. Người ta thường nói, người ngoài cuộc thường sáng suốt hơn. Khó khăn là thử thách để tạo nên một anh hùng, đừng ngại chia sẻ khi gặp khó khăn nhé!
6. Tạm quên những lo lắng đi
Khi khó khăn, đó là lúc bạn suy nghĩ rất nhiều. Hầu hết là những suy nghĩ tiêu cực. Bạn buộc phải tạm quên nó đi để có thể bình tĩnh hơn với những áp lực nó đưa ra. Đó là lúc bạn cần “xõa stress ” theo đúng nghĩa. Bạn có thể chạy bộ để tập thể dục. Hay đơn giản hơn là đi bộ ở ngoài. Sự vận động sẽ giúp bạn tạm quên đi những gì tiêu cực trong đầu. Khi tất cả đã dịu xuống, bạn có thể suy nghĩ và giải quyết từng việc một.
7. Tha thứ cho chính mình
Mọi người đều có những cuộc đấu tranh từ bên ngoài và cả bên trong. Tồi tệ nhất là việc bạn làm khó dễ với chính bản thân mình. Một bộ phim sẽ trở nên căng thẳng và khó khăn hơn ở mỗi tập phía trước. Cuộc sống của bạn cũng vậy.
Mỗi người sẽ có một sự khó khăn riêng. Có người có nhiều khó khăn, cũng có người có ít hơn. Thế nhưng, để có thể bước tiếp trong giai đoạn khó khăn, bạn phải đồng cảm với chính mình, với người bạn thân nhất mà mình có.
Bạn phải biết tha thứ cho chính mình. Tha thứ cho những hành động nhỏ nhặt bạn từng làm trước đó đã dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, áp lực ít hơn.
8. Chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ
Mọi người thường vấp ngã trong cuộc sống vì họ quá tham lam nhiều thứ cùng một lúc. Đôi khi muốn thực hiện được kì vọng, tham vọng của mình, bạn muốn làm nhiều thứ hơn cả khả năng của mình. Bạn không thể làm nhiều thứ cùng một lúc. Nó sẽ dẫn đến việc bạn sẽ bị ngập tràn trong công việc mà không thể nào bước ra. Áp lực cũng thế mà nhấn chìm bạn.
Để đạt được mục tiêu, bạn cần chia nhỏ chúng ra và thực hiện từng bước một. Đừng cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc. Bạn không đủ khả năng để hoàn thành tốt hết chúng cùng lúc đâu.
9. Sử dụng 20 giây can đảm của mình
Mọi người thường nhận ra rằng, sự can đảm tích trữ trong cơ thể chúng ta là hữu hạn. Nhiều người thường có suy nghĩ rằng, để thoát khỏi lối mòn và có một sự thay đổi lớn sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Thế nhưng điều này không đúng, nhừng thời khắc quyết định ấy chỉ trong khoảnh khắc, tích tắc mà thôi thôi.
Rất thường xuyên, chỉ cần 20 giây là đủ cho một sự thay đổi mới. Để có thể vứt ra khỏi lối mòn của tư duy , thoát ra khỏi những áp lực bạn chỉ cần tối đa 20 giây mà thôi. Bạn quyết định đến phòng tập GYM để có sức khỏe tốt hơn tốn 20 giây thôi. Bạn quyết định ngỏ lời với crush cũng chỉ tầm 20s giây can đảm là đủ.
Hãy sử dụng 20 giây can đảm của mình để có thể hành động những quyết định cho sự thay đổi của mình. Chúc bạn thành công
10. Chấp nhận rằng động lực của bạn có thể sẽ giảm đi
Lý do khiến nhiều người chán nản và bỏ cuộc đó chính là sự suy giảm động lực của mình. Lúc bắt đầu một mối quan hệ, một dự án, bạn có rất nhiều động lực để thực hiện chúng. Thế nhưng, trong lúc thực hiện bạn không thể nào tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Lúc đó, động lực cố gắng của bạn không còn nhiều.
Bạn có thể chọn cách bỏ cuộc, bắt đầu với một cái khác hay tiếp tục và nổ lực cố gắng vượt qua nó. Điều cần thiết là bạn phải biết cách nạp lại năng lượng, nạp lại động lực của bạn thông qua những điều trên. Bất cứ thứ gì cũng có thể hao mòn theo thời gian kể cả động lực. Do đó, bạn phải chấp nhận nó và tìm cách nạp lại khi nó sắp hết nhé!
Xem thêm: Đây là những điều mà trường Đại Học không dạy bạn