Như các bạn đã biết, Jack và K-ICM đã xảy mẫu thuẫn vì liên quan đến hợp đồng lao động của Jack và công ty ICM. Jack được cho là thiếu kinh nghiệm và không đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng nên đã bị chèn ép. Không riêng gì Jack, nếu các bạn sinh viên sau khi đi xin việc mà gặp mà không đọc kĩ hợp đồng thì cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
Có thể ở một số ngành, các bạn chỉ được đào tạo về kĩ thuật, chuyên môn nhưng ít được đào tạo về việc các hợp đồng. Do đó, khi bước ra ngoài xã hội, nếu không may mắn gặp phải các công “gài” hợp đồng, thì bạn sẽ bị nhiều điều bất lợi, nghỉ không được mà làm tiếp cũng không xong. Vậy, trước khi kí kết hợp đồng với bất kì công ty nào, bạn nên chú ý những điều sau đây:
1| Tự tin đàm phán
Nếu bạn tự tin vào bản lĩnh và khả năng của mình, bạn hãy giữ vững thái độ đó khi xin việc cũng như phỏng vấn nhé. Nhưng bạn cũng nên chú ý, đừng nhầm lẫn giữa sự tự tin và ngông cuồng, tự cao nhé.
Nhiều bạn nghĩ rằng khi mình đi xin việc, mình không dám đàm phán công việc hay đặt yêu cầu cho nhà tuyển dụng. Thế nhưng, bạn cần phải biết rằng, nhà tuyển dụng và cá nhân người lao động trước khi kí kết hợp đồng với nhau, cả 2 phải thống nhất các quyền lợi của 2 bên. Bạn bán sức lao động, chất xám cho họ thì họ có nghĩa vụ phải đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi mong muốn của bạn. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên đòi hỏi quá đáng các quyền lợi mà thậm chí nó vượt quá những gì bạn đem lại cho họ. Hãy cố gắng làm cho mình trở nên có giá trị nhiều hơn, lúc đó, nhà tuyển dụng sẽ tự phải biết làm gì để có thể giữ chân bạn lại ở công ty họ.
2| Thời hạn hợp đồng
Thông thường, một hợp đồng lao động ít khi kéo dài quá 3 năm. Nếu là công ty start-up, họ cũng thường chỉ kí hợp đồng với bạn 1 năm mà thôi. Trường hợp, công ty lớn, họ muốn giữ chân bạn nên kéo dài hợp đồng 5 năm. Bạn nên xem xét và yêu cầu bổ sung điều khoảng sau 1 năm, sẽ ngồi lại với nhau xem khả năng và hướng đi sắp tới có phù hợp với nhau không thì đi tiếp hoặc dừng lại mà không phải bồi thường bất kì điều gì. Hoặc cũng có thể bổ sung câu: báo trước 30 ngày thì được phép nghỉ và thanh toán hợp đồng lao động.
Khi công ty có yêu cầu kí hợp đồng thử việc, bạn cần phải chú ý rằng thời gian thử việc không kéo dài quá 2 tháng (60 ngày) và mỗi nhân viên chỉ được thử việc 1 lần cho một công việc. Ngoài ra còn một số trường hợp khác như phía dưới:
3| Mức lương và thưởng
Thông thường, mức lương các nhà tuyển dụng đưa ra sẽ có 2 loại. Lương Gross và lương Net. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn phía dưới
Theo mình, bạn nên chọn lương Gross vì bạn sẽ được hưởng nhiều lợi hơn là lương Net. Mặt dù lương Net bạn nhận sẽ cao hơn thật nhưng về lâu, sai khi bạn nghỉ hưu bạn sẽ hưởng lương hưu hoặc nhận bảo hiểm thất nghiệp (lúc thất nghiệp) sẽ thấp hơn. À đừng quên hỏi cơ chế nâng lương hay các chính sách phúc lợi nhé!
Về thưởng, bạn có thể không đòi hỏi nhưng có quyền thắc mắc nhé! Đừng ngại việc đó. Hãy để công ty biết rằng bạn là một người có kinh nghiệm và kĩ năng chứ không phải một sinh viên mới ra trường không biết gì.
4 | Điều khoản và quy định khi chấm dứt hợp đồng
Đây là trường hợp có thể Jack gặp phải “mất tất cả bài hát khi rời khỏi công ty vì tác quyền thuộc về công ty”. Mặc dù không có ý so sánh nhưng ở điểm này, bạn có thể thấy Sơn Tùng khôn khéo hơn rất nhiều khi hợp tác với rất nhiều công ty trước khi trở thành chủ tịch công ty của mình. Trong thời gian đó, anh cho ra mắt rất nhiều tác phẩm. Thế nhưng rời khỏi công ty, Sơn Tùng vẫn giữ được kênh Youtube riêng và tác quyền các sản phẩm của mình.
>>> Xem thêm: 10 kĩ năng sinh viên cần biết để có thể viết một email chuyên nghiệp
Trở lại nội dung chính của bài viết này, bạn cũng nên chú ý các điều khoản như: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng giữa bạn và công ty, trường hợp đền bù hợp đồng xem có công bằng giữa 2 bên không, hoặc quy định bảo mật nào trước khi bạn rời công ty, ở mục này phải xem kĩ.
Đừng ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng về những gì bạn chưa hiểu rõ trong hợp đồng. Bạn phải đảm bảo rằng mình phải hiểu hết những quy định, nội dung ghi trong hợp đồng trước khi kí kết nhé! Đừng có thấy hợp đồng dài mà lười đọc hay tin người quá mà không xem. Hãy nhớ, Jack và K-ICM từng là bạn thân đấy!!!!
5 | Quyền bảo mật riêng tư
Một số công ty có thể sẽ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin cá nhân, thậm chí là sẽ quản luôn cả nội dung trên máy tính, Facebook, Zalo,… Bạn cần phải xem xét kĩ và đưa ra các đánh giá xem việc đó có ảnh hưởng gì đến công việc hay những nhu cầu cá nhân của mình không nhé! Mà theo mình tốt nhất là không nên đồng ý việc chia sẻ hay quản lý các thông tin trên.
6 | Yêu cầu công việc
>>>Xem thêm: Khoa học chứng minh: Những đứa FA lâu năm thường sẽ thành công và giàu có hơn những đứa yêu nhiều.
Xém nữa thì quên cái này, bạn nên xem lại yêu cầu cũng như mô tả công việc có giống trong thông báo tuyển dụng không nhé! Nhất là yêu cầu việc có phù hợp với mức lương không. Chẳng hạn như làm việc 12 tiếng hay ngày lễ mà không có tăng lương hay phụ cấp gì thì có vẻ hơi bất công cho mình đấy!
7 | Yêu cầu về thiết bị làm việc
Chẳng hạn như bạn có được cấp máy tính hay phải tự chuẩn bị, thiết bị làm việc bạn phải tự mua hay công ty tự chuẩn bị. Từ đó mà đưa ra những quyết định xem công việc có phù hợp với khả năng cũng như tài chính của bạn không. Đừng nghĩ vô công ty , công ty lúc nào cũng sẽ cung cấp công cụ làm việc cho bạn mà không hỏi kĩ rồi lúc đó vào công ty mà không có công cụ để làm thì toi nhé! Mà cũng tránh mua xong, làm chưa kịp gỡ vốn thì nghĩ việc rồi.
8 | Nơi làm việc
Không ít công ty ở nơi A mà đăng tuyển vị trí cho nơi B hoặc bạn có thể bị điều đi làm ở những chi nhánh khác của công ty mà bạn không mong muốn. Nên để tránh trường hợp này, bạn cũng nên hỏi rõ nhé!
9 | Kiểm ra hợp đồng kĩ trước khi kí
Xem thêm: Cà phê mỗi buổi sáng – biểu tượng của người hướng đến thành công và những lợi ích không ngờ tới!
Khi kí hợp đồng, bạn nên giữ kĩ hợp đồng cũng như phụ lục nhé! Có gì sau này còn làm căn cứ lỡ như có chuyện bất thường xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra kĩ hợp đồng 1 lần nữa. Bạn chỉ nên kí vào hợp đồng khi đã có chữ kí của nhà tuyển dụng và dấu giáp lai trước. Đã có trường hợp công ty cho người lao động kí trước hợp đồng, sau đó tách trang cuối ra ghép với 1 hợp đồng có các điều khoản khác nhau.
10 | Nhớ chia sẻ thông tin này cho mọi người cùng biết nhé.
Mình nghĩ những thông tin thiết yếu này sẽ giúp các bạn một phần nào đó trong cuộc sống trước khi bắt đầu một công việc mới. Nếu bạn cảm thấy bài viết còn thiếu sót điều gì, hãy để lại ý kiến của bạn phía dưới để mình kịp thời bổ sung nhé!