Theo đó, kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy, việc chơi game rất tốt với trẻ nhỏ, đặc biệt với nhứng game tốc độ cao, game hành động. Đứng đầu dự án này là anh Daphne Bavelier cho biết: thông qua chơi game, khả năng tư duy, sáng tạo hình ảnh sẽ được phát triển, từ đó giúp não bộ phát triển tốt hơn, việc học cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc giải quyết các tình huống trong game cũng giúp tăng khả năng phản xạ của não hơn. Đặc biệt với những game hành động, não sẽ vận động và xử lý nhiều hơn.
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên trên 2 nhóm người. Một nhóm thường chơi những game hành động, nhóm khác thì chưa từng chơi game. Cả hai nhóm phải trải qua một thử thách về kĩ năng chơi game . Kết quả cho thấy nhóm chơi game đạt được kết quả vượt bậc hơn. Và những người cao điển nhất là những người thường chơi các game hành động, phản xạ nhanh.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phân tích trên 2 nhóm chơi game rằng: Nhóm chơi game hành động sẽ phản xạ với môi trường sống nhanh hơn, tốt hơn với nhóm chỉ chơi game nhẹ nhàng.
>>>Xem thêm: Đi ăn trộm nhưng máu game thủ nổi lên, ngồi chơi hết ván game để rồi bị tóm gọn
Chơi game có giúp chúng ta học giỏi hơn? Câu hỏi này nếu hỏi các bật phụ huynh, đa số họ sẽ trả lời là không. Thế nhưng, nhóm nghiên cứu này cũng đã so sánh kết quả của những người chơi game hành động và nhóm người chưa bao giờ chơi game. Giống như những bài kiểm tra về tư duy, kĩ năng phản xạ ,… nhóm chơi game có kết quả học tập vượt trội hơn hẳn. Họ theo dõi kết quả này trong vài năm và kết quả vẫn nghiêng về nhóm người chơi game hơn nhóm còn lại.
Như vậy, kết quả của cuộc nghiên cứu này đã chứng minh rằng, việc chơi game không hề có tác hại xấu như chúng ta vẫn thường nghĩ. Tuy nhiên, việc chơi game cũng cần phải có chuẩn mực, tránh tình trạng biến thành những “con nghiện” game ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ranh giới giữa việc chơi game, yêu thích game và nghiện game rất mỏng manh, chúng ta cần cẩn thận nhé!
Chơi game bao nhiêu tiếng một ngày để không bị nghiện? Ở độ tuổi 10-18, con người ta dành khoảng 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sử dụng máy tính và điện thoại. Con số này đang có xu hướng tăng nhiều hơn. Điều này đang cho thấy trẻ vị thành niên đang dành quá nhiều thời gian cho máy tính và điện thoại. Điều này cực kì đáng lo ngại.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng ở độ tuổi từ 10 đến 18, con người dành ra trung bình 7 tiếng đồng hồ một ngày để sử dụng máy tính và điện thoại thông minh. Đây là con số đáng báo động, vì nó gần như tương đương với thời gian đi làm của một người lớn là 8 tiếng một ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ vị thành niên đang dành thời gian nhìn vào màn hình máy tính ngang với một người trưởng thành đi làm.
Giáo sư tâm lý học Jean Twenge cho biết “mỗi ngày, mỗi người chỉ nên dành 2 tiếng để chơi game là tốt nhất”. Vì nó không quá ngắn cũng không quá dài. Theo ông, một tuần không nên dành quá 15 tiếng cho việc chơi game, thế nên 2 giờ mỗi ngày là đủ để giải trí và rèn luyện não bộ.
Đối với các game thủ chuyên nghiệp, họ chơi game nhiều hơn bình thường. Thế nhưng, họ có các chế độ ăn, thể dục và tập luyện được đề xuất bởi các chuyên gia sức khỏe nên chúng ta không nên so sánh mình với họ. Ngoài ra, việc ngồi chơi game nhiều sẽ khiến chúng ta không có nhiều thời gian để làm việc học tập. Hoặc trường hợp tệ hại hơn là khiến chúng ta mắc các chứng bệnh như trĩ.
Mặc dù việc chơi game giúp não bộ phát triển hơn về phản xạ, tư duy. Nhưng đừng vì thế mà lạm dụng nhé. Cái gì quá nó cũng không tốt đâu, chơi game cũng vậy, chơi vừa thì vui và tốt. Còn nhiều quá thì sẽ gây hại lắm đây!
Thông tin từ: The Sun
>>> Có thể bạn quan tâm: Game thủ già nhất thế giới với 40 năm kinh nghiệm đã xuất hiện