Điện thoại ban đầu được phát minh ra chỉ để với mục đích nghe gọi. Sau đó, chúng được nâng cấp theo tiến bộ của khoa học công nghệ. Đến hiện nay, chúng có thể làm hầu hết các việc như nghe gọi, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, soạn văn bản cho đến điều khiển các thiết bị thông minh khác. Do đó, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với mọi người.
Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích của smartphone . Thế nhưng, có phải do chúng quá “thông minh” nên đã thao túng cuộc sống của con người chúng ta như thế nào? Bạn thử cùng tôi nhìn nhận lại vấn đề này nhé!
Giới trẻ ngày càng nghiện smartphone
1 | Người yêu có thể không có nhưng smartphone buộc phải có
Nhu cầu công việc, liên lạc khiến điện thoại trở thành vật bất ly thân của mỗi người. Có nhiều người thậm chí còn xem nó như một món trang sức bắt buộc phải có.
Không ít trường hợp, các học sinh chỉ mới cấp 1, cấp 2 mà đã đòi hỏi bố mẹ mua cho những chiếc điện thoại đắt tiền để cho có với bạn bè mới chịu đi học. Hay những bạn làm công việc có thu nhập thấp, nhưng lại đi vay với lãi xuất cao để mua những chiếc điện thoại đắt tiền lên đến 30, 40 triệu. Lý do họ đưa ra là vì nhu cầu công việc, nhu cầu liên lạc. Nhưng thực tế, họ xem đó là cách để nâng cao giá trị bản thân hơn với mọi người. Họ muốn được người khác đánh giá mình là người giàu có, sang trọng. Họ nghĩ rằng người ta sẽ xem trọng giá trị vật chất hơn là giá trị con người.
Chỉ có một số ít người cần sự sang trọng cho công việc. Đó là những người thường xuyên phải giao tiếp với những người khác. Những người cũng sống trong cuộc sống giàu có. Và tất nhiên, lương của những người đó cũng không hề thấp. Họ cũng có khả năng chi tiêu để mua cho mình một chiếc điện thoại đắt tiền mà không cần vay mượn của ai.
2 | Công việc có thể quên làm nhưng điện thoại không thể quên check
Bây giờ, khi ra ngoài một quán cafe bất kì, không hiếm để thấy những chiếc smartphone ở đó. Cũng không ít người cứ lâu lâu 5 phút lại nhìn vào điện thoại một lần. Không biết, từ bao giờ, con người chúng ta lại có thói quen đi cafe với bạn bè nhưng lại dán mắt vào điện thoại chứ nhỉ?
Có những người, đi làm thì quên trước quên sau. Thế nhưng điện thoại thì không bao giờ quên kiểm tra thông báo. Có bao giờ bạn đang làm việc, học tập mà có một thông báo đến. Thế rồi bạn lại dành cả tiếng chỉ để quanh quẩn những câu chuyện trên Mạng xã hội. Rồi không thể trở lại công việc mình đang làm dở dang.
Thậm chí, có những người vì mải mê với điện thoại mà quên cả công việc mình cần phải làm.
3 | Vật bất ly thân không thể rời bỏ quá 30 phút
Tôi dám chắc rất nhiều bạn có thói quen trước khi ngủ phải lướt điện thoại rồi mới đi ngủ. Sáng mở mắt ra, thay vì vệ sinh cá nhân thì lại nằm lướt để bấm điện thoại một xíu rồi mới dậy để khởi đầu ngày mới.
Hơn thế nữa, có những người đi vệ sinh cũng phải cầm theo điện thoại, ngồi bấm trong đó cả tiếng đồng hồ rồi mới ra.
Cũng có người đi ra ngoài mà bỏ quên điện thoại ở nhà sẽ cảm thấy rất khó chịu. Họ phải quay trở về lấy cho bằng được.
Giới trẻ ngày càng nghiện smartphone
4 | Lướt điện thoại quan trọng hơn giá trị khác mà bạn dùng tiền để mua
Tôi chắc rằng, trong chúng ta ai cũng ít nhất một lần ngồi trong lớp và bấm điện thoại trong lúc thầy cô đang giảng bài. Đôi khi có thể là vài phút hoặc cũng có khi là hết tiết. Để có thể bước vào lớp học, có ai mà không phải tốn tiền để có thể đến lớp. Đi học là một thương vụ đấy, bạn bỏ tiền mua lại kiến thức. Thế nhưng, bỏ tiền, bỏ kiến thức chỉ vì mải mê với chiếc smart phone thì có lẽ hơi phí.
5 | Smartphone gây cản trở giao tiếp trực tiếp giữa người với người
Trong cuộc sống bận rộn, bố mẹ thường mua cho con cái một chiếc smartphone để chúng có thể chơi với điện thoại để họ có thời gian đi làm. Thế nhưng, việc mua cho con một chiếc điện thoại thông minh không khó. Nhưng việc người lớn quản lý nội dung con họ sẽ tiếp cận mới là vấn đề.
Hiện nay, trên Youtube, Facebook không khó để có thể tìm thấy những nội dung xấu, liệu rằng người lớn có thể quản lý việc con họ không tiếp xúc với những nội dung đó.
Một số người ở độ tuổi 16-30 đôi khi sẽ cảm thấy việc gặp gỡ bạn bè không thú vị bằng việc ở nhà và bấm chiếc smartphone. Mối quan hệ bạn bè với họ là những dòng tin nhắn, những lượt thích, lượt bình luận từ những người xa lạ thường được ưu tiên hơn những người bạn từng học chung hoặc làm chung với mình. Từ đó, khi ra ngoài xã hội thật, họ sẽ rất khó hòa nhập với mọi người.
6 | Bị ảo giác điện thoại có thông báo
Tiến sỹ Robert Rosenberger từ Học viện Công nghệ Georgia đã có câu trả lời xác đáng nhất. Những thói quen học hỏi của cơ thể, tương tự như một dạng phản xạ. Thông qua thói quen dùng đồ công nghệ liên tục hàng ngày. Chiếc điện thoại cá nhân của bạn như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Dần dần hình thành một phản xạ sẵn sàng dành cho những tín hiệu rung lắc mỗi khi có cuộc gọi/tin nhắn mới đến. Cứ 5 phút họ lại nhìn điện thoại thử xem có gì khác thường không. Dù vậy, nếu hiện tượng này trở nên quá quen thuộc và thường xuyên, cơ thể bạn đôi khi sẽ nhận biết nhầm một số cảm giác và cho đó là một thông báo mới của điện thoại,”
Điện thoại không hề xấu, nó rất có ích cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, con người chúng ta phải kiểm soát được mình. Và smartphone được sinh ra để phục vụ lợi ích của con người. Chứ không phải để con người làm “nô lệ” cho chúng. Hãy trân trọng tình bạn ngoài thực tế hơn những mối quan hệ online. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho gia đình thay vì cứ suốt ngày cắm mặt vào điện thoại bạn nhé!