Người nào hiểu sẽ thay đổi bản thân, còn những người im lặng sẽ càng im lặng và đã có những người stress đến mức trầm cảm, tự kỉ, có những trường hợp dẫn đến tự tử . Nhưng hỡi những chiếc miệng “tích nghiệp” nay sẽ “đóng băng” vì điều luật mới trong bài viết này.
Nhiều người cho rằng việc quan tâm cơ thể của bạn bè bằng cách chê cái này, miệt thị chỗ khác là hành động giúp ai đó có động lực cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên, từ tháng 7/2020, thói quen này nên bỏ vì nếu “tiếp tục khẩu nghiệp”, bạn có thể bị phạt từ 16 triệu đồng đến 5 năm tù giam.
Lúc chê hết mình, lúc phạt hết hồn Body shaming là một trong những hành vi “như một thói quen” đang phổ biến rộng rãi trên xã hội, cộng đồng mạng. Tưởng chừng là chuyện hài hước nhưng đây đã được xếp vào hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm, dẫn đến việc tổn hại tinh thần của người khác. Đồng thời với hành động chê bai vô ý thức này, nhiều người phải chịu phạt theo quy chế mới của pháp luật.
Theo quy định của Nhà nước thuộc điều 20 Hiến pháp 2013 và điều 34 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, theo điều 20 Hiến pháp 2013, ai cũng có quyền được bảo vệ thân thể cá nhân trước hành vi là lời nói từ người khác. Chiếu theo điều 34, Bộ luật hình sự 2015: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ . Chính vì thế, tất cả mọi người, không ai được phép tra tấn hoặc dùng lời nói để miệt thị cơ thể, nhân phẩm của đối phương, dù là bạn bè hoặc người thân.
>>>>Xem thêm : Từ ngày 01/01/2020, hành vi ép người khác uống bia rượu sẽ được coi là phạm pháp
Trên tinh thần đó, ở mức xử lý hành chính, những ai có lời miệt thị người khác, chê bai hình thể sẽ bị phạt tiền, nhẹ là từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng, nặng là vài triệu. Tuy nhiên, với những trường hợp gây tổn thương tinh thần, làm nhục nhân phẩm, xúc phạm thân thể đến mức nghiêm trọng, xảy ra các hậu quả xấu như điên loạn, quyên sinh thì người miệt thị phải chịu trách nhiệm lên tới 30 triệu đồng. Đồng thời, nếu xét trên mức độ thi hành hình sự, người phạm tội cực kì nghiêm trọng sẽ có nguy cơ vào tù từ 1 đến 5 năm. Tất cả được chiếu trên Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
1 đến 5 năm “ăn cơm” Nhà nước cho một lần “loạn ngôn khẩu nghiệp” của mình, liệu bạn muốn thử ? (Ảnh minh họa: Internet)
Tuy nhiên “Luật mới bổ sung, những ai có hành vi chê bai thân thể người khác như lùn, mập, xấu,… sẽ được thay đổi về mức phạt. Cụ thể, theo đúng quy định của pháp luật, từ ngày 1/7/2020, mức lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng chính là tiền đền bù cho những tổn thương xảy ra với tinh thần. Như vậy, mức bồi thường sẽ lên tới 16 triệu đồng, đồng thời không vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định trước đó “.
Netizen: “Bây giờ con gái ốm quá, lép quá, mũi thấp quá cũng chê. Tới khi nào mới ngưng khẩu nghiệp ? Thông tin chính thức được đưa ra khiến nhiều cộng đồng mạng hoang mang vì “thói quen khẩu nghiệp” thường ngày. Tuy nhiên, bộ luật này lại được đón chào thực sự mạnh mẽ và hài hước. Cư dân mạng chia ra hai luồng ý kiến để bình luận cho vấn đề này.
Cộng đồng mạng bày tỏ cảm xúc khi có luật mới. (Ảnh chụp màn hình)
Trầm cảm, tự kỷ đến từ Bodyshaming ? Vào năm 2016, một thiếu nữ 18 tuổi tên Vela đã chọn cách quyên sinh trước mặt gia đình vì bị liên tục miệt thị cơ thể bằng các ngôn từ tồi tệ. Được biết, trước đó Vela sở hữu số cân quá kí, liên tục bị bạn bè nhắn tin chế giễu, trêu chọc mặc cho cô gái có thái độ rất tốt, thân thiện và biết giúp đỡ mọi người.
Vào tháng 7 cùng năm, một nam ca sĩ 24 tuổi tên Khâu Thẩm Vỹ cũng chọn cách tự tìm đến thế giới bên kia bằng cách gây tổn thương trên vùng cổ tay. Sơ bộ nguyên nhân là trầm cảm, tuy nhiên nguồn gốc sâu xa đến từ việc tủi thân do bạn bè chê bai vóc dáng béo tròn, và ăn nhiều.
Hai trường hợp đáng thương hơn đáng trách kia chỉ là một trong số rất nhiều những người khác đang bị miệt thị cơ thể trên mạng xã hội. Vậy miệt thị cơ thể người khác bằng các ngôn từ thậm tệ như “mày mập quá “, “béo như lợn “, “vừa lùn với xấu thì ai yêu” ,… liệu có vui không?
Tất nhiên, chẳng có lời chê trách nào đáng để vui mừng cả, ngay bản thân những kẻ đi miệt thị người khác cũng cảm thấy như thế mà. Nhưng người ta vẫn phát ngôn, lấy cơ thể đối phương để làm trò đùa vui cho rất nhiều người. Một số bộ phận cho rằng, việc chê trách cơ thể của người khác là sự góp ý chân thành, giúp ai đó cải thiện vóc dáng. Cùng với đó, đây chỉ là trò đùa để không khi trong sự kiện hay câu chuyện nào đó được vui vẻ hơn. Sẽ có những người hiểu và thay đổi tích cực cho chính bản thân mình nhưng trong đó sẽ có những người im lặng, mà đã im lặng sẽ càng im lặng hơn.
Tuy nhiên, xin đừng đánh đồng mọi thứ là một như thế. Mọi việc tưởng chừng hài hước hóa ra lại vô duyên đến vô cùng. Điều này thể hiện, kẻ chê bai người khác, hóa ra cũng là một nhân vật vô ý thức, không có tư duy và sống ích kỉ.
Mập xinh xắn, Mập dễ thương, Ai chê tui mập “ăn cơm Nhà nước” nha hơm ! (Ảnh minh họa: Internet)
Thử hỏi, nếu hôm nay bạn mặc một chiếc đầm thật xinh, nhưng ai đó lại nói rằng bạn thật mập khi diện nó, thì thái độ sẽ thế nào? Thật đau lòng chứ đừng nói là buồn không thôi. Và cảm xúc khi đó, chính là “niềm đau” mà những người đang bị miệt thị hình thể phải hứng chịu.
Chẳng ai trên thế giới này mong bản thân xấu xí hay bị người khác chê cười, mỗi người đều có một thiên chức riêng để tồn tại. Chính vì thế hãy nên đối xử với những người xung quanh như cách mà bạn muốn ai khác tác động lên tình thần đang tươi đẹp của chính mình.
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho khỏi bị phạt tiền vì tội miệt thị người khác xấu Ông cha ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhằm ám chỉ cách ứng xử tinh tế khi giao tiếp với người khác. Dẫu biết rằng, tốt thì khen, xấu thì chê nhưng không phải khi nào, sự chê bai cũng được mọi người hưởng ứng. Vì thế, khi muốn góp ý với người khác để đôi bên cùng vui vẻ thì đừng quên học cách lựa lời nói sao cho thật học thức và tinh tế nhé!
>>>Xem thêm : Những điều tuyệt vời khi yêu một anh chàng “bụng bự”