Sinh viên RMIT có thực sự ‘giàu – sang – chảnh’ như lời đồn? 2020-06-04 02:25:44 Cẩm Tú Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Cẩm Tú Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Sinh viên RMIT có thực sự ‘giàu – sang – chảnh’ như lời đồn? Người đời luôn nghĩ nhà giàu sẽ sung sướng chẳng phải lo nghĩ gì cả. Nhưng đôi khi, vượt sướng còn khó hơn rất nhiều so với vượt nghèo. Nhắc đến những trường con nhà giàu tại Việt Nam không thể bỏ qua cái tên sáng giá RMIT. Chưa bàn tới chất lượng dạy thì mức học phí siêu khủng hơn 860 triệu đồng/4 năm học (tương đương khoảng 280 triệu đồng/năm) cùng đời sống học đường sang chảnh đã khiến sinh viên trường RMIT trở nên vô cùng khác biệt so với sinh viên trường khác. Còn nhớ vào tháng 4 năm ngoái, sinh viên RMIT gây xôn xao khi đăng đàn confession thắc mắc hỏi “Con Rolls Royce nhà em hơi dài, RMIT có chỗ đậu xe không ạ?” hay những câu nói mang đậm tính “ăn chơi” như “Ám ảnh lớn nhất mà RMIT để lại cho tớ đó là việc đi đóng tiền học phí. 100 triệu đồng 3 môn học, đều đặn bằng tiền mặt được mẹ giao cho nộp, chứ không chuyển khoản. Có nằm mơ tớ cũng ám ảnh“… khiến dân tình được nhiều phen choáng váng. Thực tế, đây cũng là những lời “tâm sự thì thầm ngang trái” của rất nhiều người về Đại học RMIT. Vậy sự thật có đúng như thế? >>>Xem thêm: Top 5 trường Đại học có khu ký túc xá vừa đẹp vừa tiện nghi Sinh viên “sinh ra đã ở vạch đích”, lương tháng nghìn đô? Thực tế không phải bạn sinh viên nào trong trường cũng giàu nứt đố đổ vách. Theo mặt bằng chung, để học ở đây thì điều kiện gia đình các bạn đó từ khá trở lên. Trường cũng cấp rất nhiều suất học bổng toàn phần cho sinh viên được học miễn phí suốt 4 năm học. Đó là những bạn trẻ đã xác định sẵn cho mình nên đã luôn cố gắng hết sức suốt quãng thời gian cấp ba. Bên cạnh những chiếc xe đắt tiền Mercedes, Rolls Royce… hay quần áo hàng hiệu lồng lộn thì phần lớn sinh viên trong trường toàn diện quần cộc, áo thun hay thậm chỉ cả áo secondhand đến trường. Có không ít bạn sinh viên RMIT phải đi làm thêm nhiều công việc, tiết kiệm tiền bạc chi li vì không muốn phụ thuộc gia đình. Có nhiều bạn ăn mặc rất giản dị, bình dân đôi khi là xuề xòa. Nếu các bạn nghĩ RMIT-ers là những “sneakerhead” hàng đầu thì sai lầm rồi, “tổ ong – dép lào” mới là hot trend tại đây! Còn thêm một nỗi sầu thảm khác của các bạn RMIT-ers là khó khăn khi xin việc làm thêm. Lý do không phải vì các bạn ấy yếu kém mà chỗ tuyển dụng đôi khi không tin sinh viên RMIT lại đi làm thêm vậy. Bởi vậy, nhiều bạn đã không muốn công khai mình học RMIT. Có một tình trạng vừa hài hước mà cay nghiệt tại đây là: “Em học RMIT mà em không dám nói, không người ta lại không dám nhận em vào làm vì nghĩ em giàu”. Nhưng thực tế, mây tầng nào thì gặp mây tầng đó, người bình thường có những nỗi lo riêng thì con nhà giàu cũng vậy, ở tầng lớp của họ cũng có những nỗi lo khác nhau đâu phải ai cũng dễ dàng phô diễn. Chỉ cần có tiền là vào học, học lực yếu kém? Cũng từ định kiến rằng, học RMIT là thuộc gia đình “trâm anh thế phiệt” mà các bạn ỷ giàu có, không lo học hành. Nhưng đây cũng vẫn là một quan điểm sai lầm vì tuyển sinh đầu vào RMIT rất khó đấy nhé! Kết quả học tập cuối năm lớp 12 của bạn trên 6.0 sẽ học chương trình Cao đẳng, còn điểm trên 7.0 mới được vào chương trình Đại học. Bên cạnh đó, bạn phải sở hữu chứng chỉ IELTS 6.5 mới chính thức trở thành “thần dân” của RMIT. >>> Xem thêm: Những hình ảnh + bí mật về công viên nước đầu tiên ở Việt Nam Ngoài ra, việc học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng là trở ngại lớn đối với không ít bạn trẻ. Tuy các môn học ở trường RMIT ít hơn các trường khác nhưng không có nghĩa bạn sẽ dễ dàng qua các môn. Tiền học phí hơn 860 triệu đồng/ 4 năm chỉ là khởi đầu vì bạn có thể đi tong vài con xe máy nếu bạn lỡ tạch một môn học. Chính áp lực tài chính khiến rất nhiều bạn trẻ phải luôn cố gắng học ngày học đêm để không phụ công đóng tiền tỷ học hành của cha mẹ. Nếu bạn thấy một đứa sinh viên làm việc gì cũng rất chậm rãi, kỹ lưỡng, tính toán tới lui thì hãy thông cảm, vì nó học RMIT ấy, chính môi trường mà “sai một ly là đi chục triệu” đã khiến nó thế đấy! Những hình ảnh cô cậu sinh viên Đại học RMIT cũng “nai lưng” học ngày học đêm hay làm việc tảo tần thì có đúng với danh xưng “cô chiêu cậu ấm” hay không? Việc thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta, môi trường học tập chỉ là yếu tố hỗ trợ. Vượt nghèo rất khó và đôi khi vượt sướng cũng cần nhiều nghị lực như vậy. Đừng gắn mác sinh viên trường nào, hãy thử tiếp xúc với họ để có những nhận định chân thực nhất nhé! Ảnh: Tổng hợp Tham gia group Sinh Viên Plus để khám phá thêm nhiều điều thú vị tại : https://sinhvienplus.vn/group