Cứ tưởng lên Đại học sẽ thoát được những áp lực thi cử, cứ tưởng lên Đại học sẽ được sống theo kiểu mình thích, muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi. Nhưng cuộc đời không như những gì bạn tưởng, không ít sinh viên đã cảm thấy hụt hẫng khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập sau 18 năm sống dưới vòng tay của gia đình.
1. Cảm thấy cô đơn, nhớ nhà
Cái cảm giác xa gia đình, bạn bè, quê hương và xa những thứ đã vốn quen thuộc với mình từ nhỏ để lên thành phố học sẽ không có gì diễn ta được thành lời. Dù bạn là sinh viên năm nhất hay đã là sinh viên năm cuối thì cái cảm giác cô đơn ấy vẫn luôn bao trùm các bạn.
>>>>>> xem thêm: 2 suy nghĩ “ngây thơ” và 5 thói quen mà sinh viên thường mắc phải
Một phòng trọ ở cùng với 2 hoặc 3 người bạn, sẽ có những lúc vui đấy. Trước mặt bạn bè vẫn cười nói bình thường đấy, nhưng khi đêm về chỉ còn mình cùng với những chiếc gối cái chăn thì cái nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn lại ùa về. Với những bạn sinh viên cảm giác nhớ nhà không chỉ là nỗi khổ mà là còn động lực, là đòn bẩy giúp các bạn có gắng học tập, cố gắng bước tiếp trên con đường theo đuổi mơ ước của mình.
2. Mặc cảm vì thiếu kinh tế
Không phải bạn sinh viên nào cũng thuộc gia đình khá giả, nhiều gia đình khó khăn lắm mới có đủ tiền cho con mình lên thành phố học. Nên khi lên thành phố tiếp xúc với những sinh viên có kinh tế khá hơn, các bạn thường có cảm giác tự ti và mặc cảm về chính bản thân mình từ đó đâm ra chán nản và dễ ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Nhưng thời điểm hiện tại cũng có khá nhiều bạn sinh viên có ý thức tự lập và không trông chờ vào gia đình mà tự đi làm thêm để có tiền trang trải cho cuộc sống cá nhân và còn gửi tiền ngược lại cho gia đình dưới quê để ba mẹ đỡ phần nào.
>>>>>>> xem thêm: Nhà văn hoá sinh viên trị giá 400 tỷ đồng xuất hiện trong phim ngắn đầu tay của Đức Phúc
Thật sự thiếu kinh tế và có mặc cảm hay không là do chính mình quyết định, bạn có cố gắng làm thêm để có tiền trang trải cho chính cuộc sống cá nhân của mình thì không có gì để bạn mặc cảm cả.
3. Thiếu những bữa cơm nóng hổi
Trước khi lên học đại học ở nhà xem hết sách này, clip nọ hướng dẫn nấu ăn, cứ ngỡ sau này sẽ nấu ăn, trở thành một người tự lập. Nhưng thật tế lại khác điều bạn nghĩ, thời gian đi học, đi làm thêm, tham gia các hoạt động phong trào của trường đã lấy hết tất cả thời gian của bạn.
Khiến bạn về đến phòng mệt bơ phờ chỉ muốn nằm oạch xuống giường ngay lập tức, và lúc ấy không còn sức lực nào để dạy nấu ăn như những gì đã đặc ra từ trước. Ăn vội ổ bánh mì, hộp xôi hay ly mì gói cho qua bữa là đã mãn nguyện lắm rồi.
Nhưng ăn quài những món đó cũng sẽ ngán và không đủ dinh dưỡng cho các bạn một ngày dài với nhiều hoạt động. Các bạn hãy sấp xếp lại các hoạt động của mình và tự chuẩn bị cho mình những bữa cơm nóng hổi, một phần tiếc kiệm được chi phí khi ăn ngoài, một phần đảm bảo sức khoẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Và tương lai bạn sẽ trở thành con người toàn vẹn nấu những món ngon đơn giản, chuẩn cơm mẹ nấu.
4. Tự giặc quần áo và luôn phải mặc đồ chưa ủi
Xa gia đình bạn sẽ phải rời xa vòng tay và sự chăm sóc của mẹ cụ thể là bạn sẽ không được mẹ giặt đồ, ủi đồ cho nữa. Khi lên thành phố học, bạn sẽ phải tự làm mọi việc như nấu cơm, tự học, rồi áo quần phải giặt bằng tay, bạn sẽ có những bài học nhớ đời như lần đầu tiên làm chiếc áo trắng thành áo hồng chỉ vì giặt chung với áo màu. Rồi những lần mặc chiếc áo sơmi nhăn nhúm, hay có lúc muốn ủi áo lại làm cháy mất một gốc.
5. Rớt môn là chuyện như cơm bữa
Lên Đại học sẽ không có chuyện bị ở lại lớp như khi còn là học sinh, nhưng chuyện rớt môn lại đều đều như cơm bữa nếu bạn lơ là và không chú ý trong việc học. Việc nợ môn, rớt môn là nỗi ám ảnh của hầu hết các bạn sinh viên. Thế nên mà nhiều bạn sinh viên khi còn đi học chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi rằng ra trường đúng hạn, không bị nợ môn, học lại. Bởi vì việc học lại vừa tốn tiền bạc vừa tốn thời gian và có thể sẽ khiến bạn ra trường không đúng hạn.
Ảnh: Tổng hợp
Tham gia group Sinh Viên Ăn Gì? để tìm những quán ăn phù hợp nhất với sinh viên nhé!