7 thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ mà đa số sinh viên mắc phải 2020-02-10 12:11:03 Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus 7 thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ mà đa số sinh viên mắc phải Khoảng 80% sinh viên đều có thể mắc phải những thói quen xấu này. Những thói quen này sẽ ảnh hưởng cực kì tai hại với não bộ nếu như kéo dài. 1 | Bỏ ăn sáng Ăn sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất ngày. Việc bỏ ăn sáng sẽ khiến lượng đường trong máu hạ thấp xuống. Não là cơ quan sử dụng nhiều năng lượng nhất trong cơ thể. Khoảng 20% glucose có sẵn trong cơ thể bạn được não tiêu thụ. 2/3 năng lượng não được dùng để chi phối các hoạt động của cơ quan khác. 1/3 phần năng lượng còn lại dành cho các hoạt động chăm sóc và duy trì các tế bào. Thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ khiến não bạn thiếu hụt năng lượng. Các cơ quan chức năng phản xạ chậm chạm. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, nó sẽ gây tác động xấu đến não của bạn. 2 | Thiếu ngủ Thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, uể oải vào sáng hôm sau. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến các tế bào thần kinh của bạn hoạt động không đúng. Dẫn đến việc bạn có thể học tập hoặc làm việc không hiệu quả. Hơn nữa, các giác quan của bạn sẽ phản xạ kém. Càng nguy hiểm hơn khi bạn đang tham gia giao thông vì rất dễ ngủ gục trên đường. Nếu bạn cảm thấy quá bận rộn để có thể ngủ đúng giờ. Bạn cần phải nhớ rằng, việc thiếu ngủ bạn không thể làm việc tốt nhất. Việc ngủ đúng và đủ giấc sẽ giúp bạn làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn vào ngày hôm sau. 3 | Ăn quá nhiều Các nghiên cứu mới đây cho thấy có mối liên hệ ngạc nhiên giữa béo phì và mất trí nhớ. Các nhà khoa học nghi ngờ béo phì xảy ra khi thực phẩm của chúng ta sử dụng không đủ dinh dưỡng. Dẫn đến việc cơ thể chúng ta sẽ muốn ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vitamin và khoáng chất của cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi bạn ăn nhiều, cơ thể của bạn vẫn có thể không đủ chất. Do đó, để tránh béo phì cũng như cải thiện trí nhớ tốt hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình những khẩu phần ăn phù hợp, hạn chế ăn những món thức ăn nhanh, nhiều chất béo. Nên bổ sung nhiều chất xơ hơn. 4 | Hút thuốc lá Đã có rất nhiều tác hại được chỉ ra về việc hút thuốc lá. Một trong những tác hại khá nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ đó là làm mỏng vỏ não – nơi giúp bạn ghi nhớ thông tin bao gồm ngôn ngữ và nhận thức và kéo theo một số tác hại nghiêm trọng khác đến sức khỏe của người hút và những người xung quanh họ. 5 | Uống không đủ nước Cơ thể của chúng ta có hơn 70% là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với mọi chức năng cơ thể, bao gồm cả chức năng của não. Các nhà nghiên cứu xác định rằng, với khoảng 2 tiếng vận động mạnh, cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm chức năng nhận thức nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Đối với sinh viên, lượng nước cần cung cấp mỗi ngày tối thiểu để não bộ hoạt động tốt là 2 lít hoặc có thể tham khảo công thức sau: Cách tính lượng nước cần thiết cho cơ thể 6 | Nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Não bộ và cơ thể cần đường để hoạt động. Thế nhưng, cái gì cũng cần có giới hạn. Việc nạp quá nhiều đường sẽ khiến các tế bào trong đó có cả tế bào não trong tình trạng viêm mãn tính. Từ đó, khiến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm giảm đi khiến cơ thể và não của bạn thiếu chất và hoạt động kém. Dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ và gây béo phì (vì cơ thể thiếu chất để có thể chuyển hóa đường nên tích tụ lại thành mỡ). 7 | Stress Hormone cortisol được sinh ra khi bạn bị stress. Đặc biệt, nếu tình trạng kéo dài, cortisol sẽ giết chết các tế bào não, khiến não bị teo lại. Khả năng học hỏi và ghi nhớ của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên tìm cách thư giản trước khi quá muộn. Đặc biệt, phải tìm cách giải tỏa căng thẳng sau khi biết điểm thi học kì nhé! Hi vọng bài viết này sẽ không làm bạn hoang mang mà thay vào đó sẽ là động lực giúp bạn ăn và ngủ đúng giờ giấc hơn. Bỏ thuốc lá và vận động nhiều hơn để có thể học thật tốt, điểm thi thật cao để không bị stress nhé! >>> Xem thêm: Những điều tích cực mà Corona làm được cho thế giới Nguồn: Health & Human