Xung phong đến Củ Chi để điều trị bệnh nhân, xem bệnh nhân như người nhà 2021-06-17 11:50:45 Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Xung phong đến Củ Chi để điều trị bệnh nhân, xem bệnh nhân như người nhà Nhìn thấy hình ảnh một nữ điều dưỡng xoa nhẹ lưng người bệnh, ân cần quan tâm hỏi han đến từng điều nhỏ nhặt nhất cũng đủ thấy ấm lòng trong lúc này. Trong môi trường này hình ảnh những con người nhỏ bé trong bộ đồ bảo hộ kín mít, cùng những bước chân rảo bước quanh những giường bệnh kiểm tra các chỉ số trên hệ thống máy hồi sức kêu “tít, tít” liên hồi. Những cái gật đầu xác nhận tình trạng “tạm ổn” của bệnh nhân, sau đó vòng xuống dưới xoa bóp hai bàn chân của bệnh nhân tỉ mỉ như đang chăm sóc cho chính người thân của mình vậy. Đây chính xác là phòng hồi sức tích cực của Bệnh viện điều trị COVID-19 Củ Chi, khi Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xuất hiện những ca bệnh, ngành y tế hoán đã đổi công năng của nơi đây từ điều trị bệnh nhân thông thường sang chuyên điều trị COVID-19 trong lúc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang bị tạm phong tỏa. Lần đầu tiên sau 10 năm làm việc, nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Thắm được giao một nhiệm vụ đặc biệt là chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19. Đặc biệt hơn cả là bệnh nhân mà chị chăm sóc là ca bệnh có diễn tiến nặng nhất trong số gần 305 ca mắc COVID-19 chuyển về từ khắp nơi của thành phố và đang nằm trong khu cách ly đặc biệt của khoa hồi sức tích cực. Mồ hôi ướt đẫm người sau khi tháo bỏ bộ đồ bảo hộ, chị Thắm thở vội nói: “Khi có bệnh nhân vào là lúc tôi chia tay chồng con khăn gói đồ vào ở luôn trong bệnh viện. Tôi tính chắc phải xa gia đình khoảng 2 tháng, bởi ngoài thời gian làm việc còn phải cách ly. Còn nếu khả năng thiếu nhân sự, tôi sẽ xin ở lại để hỗ trợ các đồng nghiệp, có khi 3-4 tháng không chừng” – chị Thắm nói. Với kinh nghiệm dày dặn khi trước đó từng tham gia công tác quản lý tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, bác sĩ Trần Chánh Xuân tuy mới chỉ 37 tuổi đã được “chọn mặt gửi vàng” để quản lý một bệnh viện điều trị COVID-19 có quy mô 500 giường. Theo như anh Xuân chia sẻ, từ khi biết Bệnh viện Củ Chi được chọn là nơi tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, có rất nhiều sự xung phong từ những nhân viên y tế với tuổi đời còn rất trẻ đến tham gia trực chiến, mọi người đều tạm chia tay gia đình chuẩn bị tư trang cho chuyến công tác dài ngày ở trong bệnh viện. Theo phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – ông Tăng Chí Thượng, từ bây giờ bệnh viện sẽ đảm trách tiếp nhận tất cả các ca mắc COVID-19 từ nhẹ đến nặng theo đúng phương châm 4 tại chỗ của Bộ Y tế. Việc làm này giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch khi không phải chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của TP.HCM, phát huy được lợi thế vốn có, kịp thời giải quyết các bệnh lý phát sinh ở bệnh nhân COVID-19, nên chuyển đổi công năng của bệnh viện đa khoa như Củ Chi là khá “lý tưởng”. Bệnh viện Củ Chi được bác sĩ Thượng khẳng định có năng lực điều trị chuyên sâu về bệnh nhân COVID-19 như lọc máy liên tục, ECMO bên cạnh sự hỗ trợ từ các bệnh viện tuyến trên về chuyên môn kỹ thuật. “Điều rất đáng được ghi nhận khi mà cả Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vẫn chưa làm được đó là có 5 bệnh nhân được chạy thậ.n ngay tại bệnh viện này, ngoài ra còn các can thiệp phẫu thuật cấp cứu, nội soi tiêu hóa can thiệp, can thiệp s.ản khoa…” – ông Tăng Chí Thượng nói. Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: tuoitre.vn