Xử lý quán bar, karaoke vi phạm phòng dịch bằng cách rút giấy phép có thật sự hiệu quả 2021-05-11 05:38:39 Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Xử lý quán bar, karaoke vi phạm phòng dịch bằng cách rút giấy phép có thật sự hiệu quả Nhiều nhà hàng karaoke, dịch vụ matxa vẫn hoạt động dù đã có lệnh và việc tước giấy phép kinh doanh có thật sự hiệu quả? UBND TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của quán bar, karaoke Sunny (đường Mai Hắc Đế, khu đô thị Đồng Sơn, phường Phúc Thắng) do vi phạm quy định về phòng chống dịch. Cụ thể, đăng ký không đúng số lượng lao động từ 5 người nhưng số lượng lao động thực tế là 24 người. Đây cũng là nơi khiến cho tình hình dịch bệnh tại Vĩnh Phúc và cả nước trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nhân viên, khách đến quán bị nhiễm COVID-19. Gần đây nhất tại TP. HCM, đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức làm trưởng đoàn, đã kiểm tra nhà hàng The King, phát hiện nhà hàng này hoạt động karaoke trá hình. UBND quận 1 đã ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép với tổng số tiền phạt là 65 triệu đồng và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo kiểm điểm từ UBND phường, rút giấy phép nhà hàng The King. Xử lý quán bar, karaoke vi phạm phòng dịch bằng cách rút giấy phép có thật sự hiệu quả? Nói về vấn đề này, Luật sư Lê Văn Hoan cho biết: Các cơ sở kinh doanh bar, karaoke, vũ trường bất chấp hoạt động trong thời gian cơ quan có thẩm quyền có lệnh ngừng hoạt động có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 117/2020. Theo đó, trường hợp không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, nếu cơ sở kinh doanh có những hành vi vi phạm khác còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh có thời hạn. Các ngành nghề kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo nghị định 54/2019, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định như: không thuộc trường hợp đã bị khởi tố hình sự, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; không thuộc trường hợp đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của tòa án… Ngoài những trường hợp trên, chủ cơ sở kinh doanh vẫn có quyền thành lập cơ sở kinh doanh mới. Để hạn chế người vi phạm thành lập cơ sở kinh doanh có tên khác so với tên đã bị thu hồi giấy phép trước đây, cần phải quy định và đưa vào điều kiện cụ thể về cấp phép hoạt động đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này. Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM): Theo công văn 45 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao, khi có lệnh ngừng hoạt động để phòng dịch COVID-19 nhưng chủ cơ sở, người quản lý cơ sở kinh doanh karaoke, matxa, vũ trường… vẫn bất chấp kinh doanh, dẫn đến thiệt hại từ 100 triệu đồng, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt đến 12 năm. Ngoài ra, người này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm. Trong thời gian bị cấm hành nghề, người này không thể mở thêm cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề. Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: Tuổi Trẻ Theo dõi Sài Gòn Times để cập nhật tin nhanh và nổi bật tại TP. HCM bạn nhé