Kể từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến bùng nổ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam sau những nổ lực không ngừng nghỉ cuộc chiến chống COVID-19 đang dần bước sang giai đoạn mới.
Nhiệm vụ và chiến lược
Với phương châm phòng chống dịch “5K + vắc xin + công nghệ”, trong đó vắc xin được xác định là nhiệm vụ cấp bách, chiến lược lâu dài trong công cuộc kiểm soát và tiến tới đẩy lùi dịch COVID-19.
Những khó khăn trước mắt chính là hiện tại trong nước vẫn chưa thể sản xuất được vắc xin ngừa COVID-19, cộng thêm tình trạng phân phối vắc xin không đồng đều giữa các quốc gia càng gây ra nhiều khó khăn hơn nữa.
Chính vì vậy ngay từ đầu đã xác định “ngoại giao vắc xin” là chiến lược rất quan trọng, vì việc vận động được vắc xin là thắng lợi của chiến lược vắc xin ngay từ ban đầu.
Nhờ có sự vào cuộc mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao nhất đến những người tham gia trực tiếp vào công tác ngoại giao vắc xin, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ngày 13-8-2021, Tổ công tác về ngoại giao vắc xin được thành lập.
Liên bang Nga là một trong những quốc gia có những kết quả tích cực trong công tác ngoại giao vắc xin. Không chỉ tiếp cận được nguồn vắc xin của Nga mà còn đạt thỏa thuận về chuyển giao công nghệ để gia công vắc xin Sputnik V tại Việt Nam, từ đó là tự chủ nguồn vắc xin và không phải sử dụng ngân sách nhà nước.
Cũng chính có ngoại giao vắc xin, mà hàng chục triệu người dân Việt Nam được tiêm đầy đủ, có công lao rất lớn trong công tác phòng chống dịch.
Nỗ lực đưa vắc xin về nhiều nhất, sớm nhất
Thông qua các chương trình nghị sự, làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước với lãnh đạo, đại diện ngoại giao các nước bạn để gửi thông điệp về vận động vắc xin.
Tại buổi tiếp đại sứ Liên bang Nga, ngoài các trao đổi quan trọng về quan hệ hai nước, các cấp lãnh đạo cũng đề nghị hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời đề cập đến việc cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng, chống COVID-19 cho Việt Nam.
Trong các cuộc trao đổi của nhiều vị lãnh đạo của Việt Nam với các lãnh đạo Nga và đại diện ngoại giao Liên bang Nga tại Việt Nam việc gửi thông điệp về hợp tác vắc xin luôn là nội dung quan trọng.
Trong lĩnh vực phòng chống COVID-19 ngay từ đầu tháng 8, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã thành lập một tổ công tác đặc biệt chuyên trách việc tăng cường hợp tác với Nga.
Trong đó việc triển khai nỗ lực “ngoại giao vắc xin” để hỗ trợ hiệu quả công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19 trong nước là một nhiệm vụ quan trọng thực hiện.
Tổ công tác được giao nhiệm vụ tìm hiểu kinh nghiệm của Nga trong phòng chống dịch, đồng thời tìm kiếm các nguồn thuốc điều trị và đặc biệt là vắc xin để phối hợp với trong nước triển khai mua, nhập khẩu.
Bên cạnh đó Bộ Y tế, các bộ ngành trong nước và các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ cùng tổ đứng ra mua vắc xin và thuốc điều trị để làm việc với các cơ quan chức năng của Nga – ở đây là Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).
Việc cung cấp vắc xin Sputnik V cho Việt Nam, cũng như việc chuyển giao công nghệ sản xuất Sputnik V tại Việt Nam là những nỗ lực tiếp xúc, tìm kiếm, vận động được triển khai không mệt mỏi ở nhiều cấp độ ngoại giao.
Lô vắc xin Sputnik V đầu tiên cũng đã được Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) tiếp nhận tại Hà Nội vào ngày 28/9.
Tại buổi lễ chuyển giao diễn ra tại sân bay Nội Bài có sự góp mặt của đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, các cơ quan quản lý, ngoại giao, thương mại hai nước.
Ngày 26-9 VABIOTECH cũng công bố sản xuất gia công thành công lô vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quy chuẩn được Viện Gamalaya (LB Nga) phân tích và thẩm định.
Hiện tại VABIOTECH là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, đối tác nhận chuyển giao công nghệ gia công đóng gói và sản xuất vắc xin Sputnik V của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga tại Việt Nam theo hợp đồng sản xuất, chuyển giao công nghệ và nhập khẩu, theo thỏa thuận đã ký kết dự kiến trong giai đoạn đầu tiên từ nay tới tháng 6-2022 sán xuất khoảng 40 triệu liều vắc xin.
Do hiện tại nguồn cung vắc xin trên thế giới còn khan hiếm, Việt Nam đã chủ trương đa dạng các nguồn cung vắc xin để phục vụ cho mục tiêu sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Để hỗ trợ, Nga đã sáng chế và đăng ký tổng cộng 4 loại vắc xin COVID-19 và hiệu quả bảo vệ cao của Sputnik V. Đối với Việt Nam dự kiến sẽ xem xét một số loại vắc xin COVID-19 và thuốc chữa COVID-19 khác của Nga.