Từ nay F0 nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus và robot 2021-08-26 03:25:32 Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Từ nay F0 nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus và robot Từ 25/8, để việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 đạt hiệu quả cao hơn, Bộ Y tế đã quyết định đưa thuốc kháng virus mới và robot vào sử dụng. Bắt đầu từ 25/8, Bộ Y tế chính thức đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào túi thuốc an sinh để cấp cho F0 tại TP.HCM. Đây là lần đầu tiên chúng ta sử dụng loại thuốc này để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Cũng trong ngày 25/8 này, robot đưa cơm, trò chuyện cũng sẽ tham gia vào đội ngũ chăm sóc, giám sát sức khoẻ cho các ca nhiễm bệnh. Theo đó, TP.HCM sẽ cấp khoảng 200.000 túi thuốc có chứa Molnupiravir cho những F0 điều trị bệnh tại nhà và cộng đồng. Chương trình thí điểm thuốc kháng virus Molnupiravir sẽ được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM. Trước đó, ngày 23/8, lô thuốc này lần đầu tiên về đến Việt Nam, với số lượng là 300 nghìn viên loại 200mg (tương đương trên 7 nghìn liều). Dự kiến đến ngày 28/8 tới, sẽ có thêm 1,7 triệu viên 200mg (tương đương khoảng 50 nghìn liều) tiếp tục cập bến nước ta. Sau đó, trong đầu tháng 9/2021, các lô thuốc sẽ lần lượt được nhập khẩu về. Đối với thời điểm hiện tại, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước cũng đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với số lượng lên đến 16 nghìn liều. Theo dự kiến đến ngày 5/9 sẽ có khoảng 116 nghìn liều nữa được cung cấp thêm. Như vậy, số thuốc Molnupiravir dự kiến sản xuất trong nước thời gian tới tổng cộng là 116 nghìn liều, tương ứng 2,3 triệu viên 400mg. Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, thuốc đã được 360 bệnh nhân sử dụng. Trong đó 160 người thuộc giai đoạn 1, vừa được đánh giá chiều tối ngày 24/8, kết quả ban đầu rất khả quan. Thuốc có tính an toàn, khả năng dung nạp cao, đặc biệt giúp bệnh nhân Covid-19 vừa và nhẹ được làm sạch hoặc giảm tải lượng virus sau 5 ngày điều trị; tỉ lệ nhập viện, diễn tiến bệnh nặng hoặc không qua khỏi giảm đáng kể. Cũng trong ngày 25/8 này, 3 robot do ThS. Huỳnh Phúc Minh (Bệnh viện Trung ương Huế) đã được đưa vào sử dụng tại Trung tâm hồi sức bệnh nhân Covid-19 (TP.HCM). Những “nhân sự” đặc biệt này sẽ có nhiệm vụ nói chuyện với bệnh nhân và thông báo thông tin, tình hình bên ngoài. Đồng thời, chúng cũng sẽ giúp đưa đồ ăn, nước uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh, như vậy y bác sĩ và bệnh nhân hạn chế sự tiếp xúc hơn, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm. Robot đã đưa vào hoạt động tại Bệnh viện dã chiến số 7 . Mỗi ngày, chúng sẽ mang 60 suất ăn, chạy dọc hành lang bệnh viện và gọi từng bệnh nhân ra cửa lấy đồ. Sau khi mọi người lấy xong thức ăn, chỉ cần vẫy tay trước màn hình là robot sẽ “xin cảm ơn, tạm biệt” và tiếp tục di chuyển sang phòng khác. Đồng thời, chúng còn có màn hình theo dõi để kết nối hình ảnh và giọng nói từ xa giữa các y bác sĩ và bệnh nhân. Từ đó, các y bác sĩ có thể biết được tình hình diễn tiến của bệnh nhân từ xa thay vì tiếp xúc gần. Được biết Robot Vibot tại Bệnh viện dã chiến số 7 khác robot tại Trung tâm hồi sức bệnh nhân Covid-19 (TP.HCM). Do đây là sản phẩm được tạo ra từ nhóm cán bộ, nghiên cứu phát triển robot thuộc Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đến nay đã được hai tuần, robot này hoạt động tại khu vực điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện dã chiến số 7 (do Bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng phụ trách). Hiện tại việc đưa thuốc kháng virus Molnupiravir và robot vào điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 là để họ sớm có thể hồi phục cả về mặt thể chất và tinh thần. Bênh cạnh đó, các y bác sĩ cũng phần nào được giảm bớt áp lực khi chiến đấu với dịch bệnh. Mong rằng những điều trên sẽ đạt hiệu quả cao, để bà con sớm ngày khoẻ mạnh.