Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp vắc xin được phân bổ thế nào? 2021-06-02 09:27:30 Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp vắc xin được phân bổ thế nào? Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp rất nhiều người dân quan tâm đến việc khi nào sẽ được chích ngừa vắc xin COVID-19. Trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế). Ông Phu chia sẻ “TP.HCM là nơi có nguy cơ bùng phát dịch rất cao vì đông người, đi lại nhiều, có nhiều khu công nghiệp… nên chắc chắn TP.HCM cũng là một đơn vị được ưu tiên trong phân bổ vắc xin”. 287.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca vừa về Việt Nam sẽ được phân phối như thế nào, thưa ông? Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC) nhập vắc xin về dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Chính phủ. Những lô vắc xin trước VNVC đã nhập về và đã chuyển cho Bộ Y tế để tiêm cho những đối tượng ưu tiên theo nghị quyết 21, còn hiện nay đang tiêm cho những đối tượng là công nhân đang ở những khu vực có dịch như Bắc Giang, Bắc Ninh… Dịch bệnh khi đã “thâm nhập” vào các dây chuyền sản xuất, xâm nhập vào các nhà máy sẽ gây ra một tổn hại rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Ví dụ một số công ty của Bắc Giang, Bắc Ninh ngừng sản xuất, thiệt hại lên tới 2.000 tỉ đồng/ngày. Như vậy, ngoài việc tiêm cho các đối tượng tuyến đầu như cán bộ y tế, công an, quốc phòng – biên phòng, cán bộ làm tổ COVID-19 cộng đồng… thì việc tiêm vắc xin cho các công nhân ở vùng dịch cũng rất cần thiết bởi vì nếu không sản xuất được, chúng ta cũng không có kinh phí chống dịch. Hiện nay, Chính phủ đang kêu gọi các doanh nghiệp tham gia kết nối để mua vắc xin. Ngoài VNVC, đã có những doanh nghiệp nào kết nối để mua vắc xin đưa về Việt Nam? Tinh thần là “chống dịch như chống giặc”, thời gian qua có rất nhiều vấn đề xã hội hóa trong công tác phòng chống dịch và các doanh nghiệp đã tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch rất tích cực. Việc Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp tham gia kết nối mua vắc xin là chủ trương rất đúng trong việc xã hội hóa, công tác chống dịch để làm sao người dân Việt Nam có đủ vắc xin để tiêm. Đến nay, ngoài VNVC đã có một số doanh nghiệp tham gia kết nối mua vắc xin Sputnik V (Nga), vắc xin của Ấn Độ… Tuy vậy, một số nhà sản xuất vắc xin, hãng dược không trực tiếp làm việc với những đơn vị không đủ năng lực mà muốn đàm phán trực tiếp với Chính phủ, Bộ Y tế và với các công ty có đủ năng lực ở Việt Nam. Tôi cho rằng VNVC là một đơn vị đủ năng lực có thể nhập khẩu vắc xin và tiến tới triển khai tiêm vắc xin cho người dân Việt Nam. Doanh nghiệp có thể kết nối thông qua một công ty, doanh nghiệp hay đơn vị được phép nhập khẩu, nhập cảnh, có khả năng bảo quản, phân phối vắc xin thì đứng ra nhập khẩu. Bộ Y tế sẽ tạo mọi điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp kết nối cũng như cho các nhà nhập khẩu, nhà bảo quản vắc xin để làm sao vắc xin có thể nhập về một cách nhanh nhất, để có vắc xin tiêm cho người dân. Nhiều quốc gia, đặc biệt Mỹ vừa tuyên bố ủng hộ tạm thời bỏ bản quyền (quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19), vậy Việt Nam có thể sản xuất được vắc xin COVID-19 theo công nghệ chuyển giao này? Về chuyển giao công nghệ, Việt Nam là quốc gia có kinh nghiệm sản xuất vắc xin. Hiện nay, chúng ta đã sản xuất được trên 10 loại vắc xin phục vụ cho chương trình TCMR, cũng như những chương trình tiêm vắc xin khác. Tôi cho rằng việc chuyển giao công nghệ là rất tốt, các doanh nghiệp và quốc gia chúng ta đã sẵn sàng nhận chuyển giao công nghệ. Về cơ sở, chúng ta đã có những khu công nghiệp, nhà máy và đặc biệt là đội ngũ làm vắc xin có kinh nghiệm. Vậy đến khi nào một người dân (không nằm trong diện ưu tiên) sẽ được chích ngừa vắc xin COVID-19? Về nguyên tắc, nếu muốn đạt miễn dịch cộng đồng, 60-70% người dân phải được tiêm vắc xin. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tiêm cho tất cả những người dân thuộc diện tiêm chủng. Việt Nam có 100 triệu dân muốn đạt được miễn dịch phải tiêm vắc xin cho khoảng 60-70 triệu người. Nếu vắc xin đó cần tiêm 2 liều sẽ cần khoảng 150 triệu liều vắc xin. Trong lúc này, khi chúng ta chưa có đầy đủ vắc xin, chúng ta nên tập trung tiêm cho những người ở tuyến đầu. Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: Báo Tuổi Trẻ Theo dõi Sài Gòn Times để cập nhật tin nhanh và nổi bật tại TP. HCM bạn nhé