Trước đỉnh điểm của dịch Covid-19, vượt 6.000 ca nhiễm, TP Hồ Chí Minh có biện pháp gì 2021-07-05 06:14:44 Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Trước đỉnh điểm của dịch Covid-19, vượt 6.000 ca nhiễm, TP Hồ Chí Minh có biện pháp gì Tính từ 27.4 đến tối 4.7, đã có hơn 6.054 ca nhiễm. TP.HCM đang phải gồng mình chống lại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm cứ tăng cao liên tục với vài trăm ca mỗi ngày, cao nhất là 724 ca (ngày 25.6), cao thứ hai là 714 ca (ngày 3.7). Những chiến thuật phòng, chống dịch đang được thay đổi và phải tăng khả năng đáp ứng điều trị lên tới 10.000 ca, có thể lên 15.000 ca. 13 bệnh viện đang được TP.HCM sử dụng để điều trị Covid-19 Mới đây, ký túc xá của Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM) đã được chọn làm bệnh viện dã chiến (BVDC) thu dung điều trị Covid-19 số 1 với quy mô 1.000 giường. Tiếp theo chọn khu A ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM với quy mô 5.000 giường trở thành BVDC thu dung điều trị Covid-19 số 2. Sở Y tế cho biết ngày 4/7, BVDC thu dung điều trị Covid-19 số 1 đã đi vào hoạt động, được bố trí một xe chụp X-quang phổi lưu động (X-ray DR Mobile) có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đọc kết quả ngay. BVDC thu dung điều trị Covid-19 số 2 cũng sẵn sàng đi vào hoạt động tùy tình hình số ca mắc mới. Hiện nay, mỗi BV trong thành phố có ít nhất một xe cứu thương thường trực để kịp thời chuyển người bệnh về các BV được phân công điều trị Covid-19. Khi cần xét nghiệm RT-PCR, lấy mẫu tại chỗ và gửi mẫu bệnh phẩm về các phòng xét nghiệm khẳng định. Các dụng cụ, trang thiết bị thiết yếu cho công tác sơ cấp cứu như: bình ô xy và các thiết bị thở ô xy, máy đo ô xy máu, nhiệt kế, máy đo huyết áp, các trang thiết bị và thuốc cấp cứu cơ bản… luôn được đảm bảo. Theo thống kê hiện nay có khoảng 80% các trường hợp bệnh nhân không triệu chứng. TP.HCM đã phân ra 3 nhóm (phân tầng điều trị): nhóm điều trị cho bệnh nhân nặng, nhóm dành cho bệnh nhân có triệu chứng và nhóm dành cho bệnh nhân không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ cũng như cả F1 có triệu chứng. Các BV chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp Covid-19 nặng với quy mô 2.000 giường. Các BV chuyên điều trị Covid-19 có triệu chứng với tổng công suất là 5.000 giường. Nhóm BVDC chuyên thu dung điều trị các trường hợp mới mắc hoặc đang cách ly (F1, F2) chuyển sang F0 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, với công suất huy động từ 5.000 – 10.000 giường. Đến ngày 4.7, có 13 BV điều trị Covid-19 hiện tại ở TP.HCM với tổng quy mô hơn 10.000 giường, gồm: BVDC Củ Chi (300 giường); BV điều trị Covid-19 Củ Chi (500 giường); BV điều trị Covid-19 Cần Giờ (600 giường); BV điều trị Covid-19 Bình Chánh (500 giường); BV điều trị Covid-19 Thủ Đức (1.000 giường) BV điều trị Covid-19 Phạm Ngọc Thạch (500 giường); BV điều trị Covid-19 Trưng Vương (1.000 giường); BV Nhi đồng TP.HCM (100 giường); BV Nhi đồng 2 (60 giường); BV Bệnh nhiệt đới (400 giường); BV Chợ Rẫy (40 giường hồi sức, có thể mở rộng lên 100 giường). 2 BVDC (ở khu ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, TP.Thủ Đức) số 1 và số 2 quy mô 6.000 giường. Nhà thi đấu Phú Thọ (Q.11) sẽ được trưng dụng làm BVDC theo kế hoạch chủ động. Trên địa bàn TP.HCM còn rất nhiều BV đầy đủ phương tiện và nhân lực nhưng số bệnh nhân nội trú còn rất ít, do đó việc chọn một trong các BV còn lại tạm làm BV điều trị Covid-19 là một phương án khả thi. TP.HCM đưa ra chiến thuật mới Số ca nhiễm Covid-19 ngày càng cao, hàng trăm ca mỗi ngày, trước tình hình đó TP quyết định thay đổi công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng trong đợt cao điểm để nhanh chóng kiểm soát dịch. Cụ thể, 100% ca F0 phải được khởi động điều tra trong vòng 1 giờ sau khi nhận được thông tin. Các F1 phải có kết quả xét nghiệm trong 12 giờ, các F2 và mẫu xét nghiệm ổ dịch phải có kết quả trong 24 giờ. Test nhanh kháng nguyên đến 200.000 mẫu/ngày… Việc thực hiện xét nghiệm tầm soát rộng trong cộng đồng phải được tiến hành một cách có trọng tâm, trọng điểm phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều phối của Sở Y tế để cân đối số lượng xét nghiệm phù hợp với tổng công suất của các phòng xét nghiệm, hỗ trợ việc trả kết quả nhanh, chính xác và tránh tồn đọng mẫu trong ngày. Chỉ thị 10 tiếp tục được siết chặt đến ngày 19/6 để đảm bảo an toàn giãn cách. Dập các ổ dịch cũ, khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm sàng lọc phát hiện nhanh nhất ca nhiễm mới; điều trị tập trung ca nhiễm ở các BV điều trị Covid-19; cách ly F1 trong khu cách ly tập trung… Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: thanhnien.vn