Trên mạng rao bán kit test nhanh Covid-19 bằng nước bọt một cách tràn lan dù chưa được cấp phép
Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️
Lợi dụng tâm lý e ngại khi phải xét nghiệm COVID-19 bằng dịch tỵ hầu, nhiều trang mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử quảng cáo thoải mái các bộ kit xét nghiệm nước bọt.
Với hướng dẫn sử dụng chỉ cần nhổ 4 lần nước bọt vào túi giấy lấy mẫu rồi đợi khoảng 10 phút sẽ có ngay kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên mức giá cũng khá cao: 150.000 – 800.000 đồng/hộp.
Chiêu trò quảng cáo
Với hàng trăm lời mời trên khắp các trang mạng xã hội về bộ kit xét nghiệm nước bọt “Không cảm giác đau, không có phản ứng chéo, không gây khó chịu lại dễ dàng thao tác tại nhà, thích hợp cho người già và trẻ em, sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép với độ chính xác lên đến 99%, …”.
Tại một tài khoản có tên P.K. (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM), khi liên hệ đề cập muốn mua kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt người này giới thiệu đang có sẵn rất nhiều loại. Có các loại như: Đức với mức giá 160.000 đồng/hộp, nếu mua 5 hộp sẽ được tính giá sỉ 750.000 đồng; loại Sanicom có giá 170.000 đồng/hộp và tương tự 780.000 đồng/5 hộp.
Ở các quận tại TP.HCM có thể đăng ký ship nhanh trong ngày. Người này hướng dẫn, nhỏ một ít nước bọt vào ống đựng dung dịch, lắc đều, rồi đổ vào khay thử, sẽ nhận được kết quả trong 10 – 15 phút.
Trên một fanpage với số lượng thành viên đã lên đến 73.000 người, rao bán các loại kit xét nghiệm nước bọt là hàng xách tay từ nhiều nước như Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Tại một một website còn khẳng định kit xét nghiệm nước bọt PCL xét nghiệm nhanh cho ra kết quả với độ chính xác cực cao và đưa ra một đoạn clip quảng chứng minh “Sản phẩm duy nhất được Bộ Y tế cấp phép tại Việt Nam”.
Còn trên các trang thương mại điện tử, dễ dàng đặt mua kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt, với đa dạng các mức giá 500.000 – 700.000 đồng/bộ 5 kit.
Chất lượng thấp
Hiện tại chỉ duy nhất phương pháp lấy mẫu dịch tỵ hầu được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Trong nước có 97 loại kit xét nghiệm COVID-19 được cấp phép gồm có 35 loại kit xét nghiệm RT-PCR và 39 loại kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên, cuối cùng là 23 loại kit xét nghiệm kháng thể.
Tuy nhiên trên thực tế nếu muốn được lưu hành, nhập khẩu trong nước các kit xét nghiệm này bắt buộc phải được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương 2 cũng đã sử dụng công nghệ xét nghiệm COVID-19 sử dụng nước bọt và công nghệ xét nghiệm quang học, tuy nhiên đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có động thái triển khai rộng rãi.
PGS Trần Văn Ngọc, chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP.HCM, cho biết kit xét nghiệm nhanh vùng dịch tỵ hầu và nước bọt có nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau.
Tuy nhiên, những loại kit xét nghiệm nhanh hiện nay dễ bỏ sót F0 nếu như âm tính giả vì nó có độ chính xác khá thấp chỉ khoảng 60%. Chính vì vậy để có độ chính xác cao hơn vẫn cần phải sử dụng thêm RT-PCR, còn các kit xét nghiệm nhanh chỉ mang tính chất sàng lọc.
Ông Ngọc cho biết “Trước đó phải được Bộ Y tế phải kiểm định chất lượng bởi chất lượng của các loại test cực kỳ quan trọng rồi mới được đưa vào sử dụng và nhập các kit test này.
Trường hợp các kit test đó chất lượng tốt sẽ có độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Tuy nhiên các test nhanh kháng nguyên dùng qua mũi rất nhiều trên thị trường nhưng chất lượng không đồng đều.
Kết quả âm tính giả ở các loại test nhanh kể cả test bằng nước bọt nếu không được kiểm định sẽ cho rất cao lên đến 40 – 50%. Vì vậy Bộ Y tế phải thực hiện RT-PCR để được công nhận F0”.
PGS Đỗ Văn Dũng, trưởng khoa y tế công cộng, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết test nước bọt cũng được chia làm 2 loại cơ bản: test nhanh kháng nguyên và test RT-PCR.
Theo nghiên cứu quốc tế so với lấy mẫu vùng tỵ hầu việc test nhanh kháng nguyên và RT-PCR bằng nước bọt có độ đặc hiệu, độ chính xác kém hơn rất nhiều, do vậy test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt không được sử dụng phổ biến.
Ông Dũng khẳng định”Hiện nay các test nhanh kháng nguyên bằng nước bọt được rao bán tràn lan chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Những sản phẩm có chất lượng kém và chưa được Bộ Y tế cho phép lưu hành, vì vậy người dân cần cẩn thận”.
Nếu ở một số người bị kích ứng mũi, dễ chảy máu cam, không thể lấy mẫu vùng tỵ hầu… nên phải bắt buộc lấy mẫu nước bọt, nhưng không chắc chắn.
Vì virus thường không nhân bản trong họng mà nhân bản trên tế bào đường hô hấp như mũi, tỵ hầu, phế quản nên việc sử dụng kháng nguyên test nhanh bằng nước bọt cho ra hiệu quả rất kém.
Chưa kể nước bọt dễ bị hòa loãng vì vậy nó chỉ phát hiện tạm thời nếu virus nhiều và độ nhạy rất thấp, dễ xảy ra sai sót.
Ông Dũng nhận định”Hiện nay Bộ Y tế vẫn chưa cấp phép, khi mua các hàng trôi nổi trên mạng sẽ dẫn đến hàng đó là hàng giả, hàng kém chất lượng, việc sử dụng các test này có thể gây tâm lý chủ quan để lây lan dịch bệnh, rất nguy hiểm”.