Phải công nhận rằng sự đóng góp của đội ngũ y tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời điểm nhiều địa phương trên cả nước đẩy nhanh công tác kiểm soát dịch bệnh.
Trong đó, phải kể đến sự nhiệt huyết và cống hiến của các bác sĩ trẻ tuổi. Có lợi thế là sức trẻ, những chàng trai, cô gái sẵn sàng mặc đồ bảo hộ, khoác balo đi vào tâm dịch. Tất cả đều có chung một ước muốn: Làm sao cho bà con sớm khoẻ, cố gắng như nào để virus sớm bị “đánh bay”.
Tuổi trẻ là thế là cống hiến sức trẻ thế nhưng, bên cạnh những giây phút lạc quan, tràn đầy khí thế, cũng có lúc họ trở nên yếu lòng. Nhất là khi đã nỗ lực hết sức nhưng vẫn có F0 không may qua đời, hay trong tình huống chính bản thân họ trở thành người có mầm bệnh.
Khi chẵng may nhiễm SARS-CoV-2 diều mà chẳn ai mong muốn, các “chiến binh áo trắng” phải tạm dừng công việc một thời gian để tập trung điều trị. Xuyên suốt quãng thời gian này, không ít người luôn giữ trong mình tâm trạng khắc khoải, chỉ mong sao khỏi bệnh thật nhanh để tiếp tục hỗ trợ đồng bào.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Sài Gòn, bác sĩ Nguyễn Văn Hàng (26 tuổi, TP.HCM) bước vào “trận chiến” như bao đồng nghiệp khác.
Chứng kiến tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2, cũng như thấu hiểu những vất vả, khó khăn mà bà con phải trải qua, chàng trai trẻ luôn hi vọng có thể dùng hết năng lực, công sức của bản thân để giúp F0 sớm được xuất viện.
Thế nhưng đang lúc nhiệt huyết nhất của ” trận chiến” thì ngày 23/7, bác sĩ Hàng nhận kết quả dương tính với virus sau khi xét nghiệm PCR. Mặc dù đã xác định sẵn tinh thần có thể mắc bệnh bất kì lúc nào, nhưng trong giây phút đó, anh khó tránh khỏi cảm giác suy sụp.
Nam bác sĩ đã lo lắng, hoang mang và thậm chí là bật khóc nhiều lần. Tuy nhiên, những giọt nước mắt rơi không phải vì lo lắng cho sức khoẻ của bản thân. Anh khóc vì nghĩ đến gia đình và sợ rằng, mình không thể tham gia chống dịch được nữa.
Thậm chí trong thời điểm đó, tâm trí của bác sĩ Hàng còn tồn tại một luồng suy nghĩ: Cuộc chiến này thật nguy hiểm và căng thẳng, nếu các đồng nghiệp của mình mắc bệnh, ai sẽ tiếp tục cùng người dân chống dịch?.
Anh bộc bạch “Mĩnh nghĩ đến nhiệm vụ cần hoàn thành và nặng lòng hơn là trách nhiệm của bác sĩ đối với người bệnh, đối với đất nước”.
Nhưng cuối cùng, chính nỗi lòng và sự quyết tâm ấy đã giúp anh lấy lại tinh thần, tập trung điều trị và rèn luyện cơ thể, mong đến ngày khỏi bệnh. Sau khi bản thân khoẻ mạnh và hoàn thành cách ly một tuần, chàng trai lại tiếp tục lên đường nhận nhiệm vụ.
Hay bác sĩ Nguyễn Đức Tâm (Bệnh viện 38A – Nguyễn Văn Quỳ, TP.HCM) tâm sự là người trực tiếp tiếp xúc với các F0, chắc hẳn nhiều bác sĩ khó tránh khỏi lo lắng về việc bản thân bị lây nhiễm.
Nhưng nếu nhân viên y tế lại là người chần chừ, lo lắng trước virus thì làm sao có thể sớm đẩy lùi dịch bệnh. Nếu không may có một ngày nhiễm bệnh, nam bác sĩ cũng vui vẻ chấp nhận mà không hề kêu than.
Vậy mới biết được những người xông pha đầu tiên trong “trận địa” chống dịch, nguy cơ mắc bệnh khá lớn, nhưng nhiều “chiến sĩ áo trắng” vẫn không hề ngần ngại và chùn bước. Bởi có lẽ, họ tự ý thức được rằng, phải khắc phục được nỗi sợ của bản thân thì mới có thể cùng cộng đồng chiến thắng Covid-19.
Chỉ cần dành thời gian tìm hiểu công việc của các cán bộ y tế trong thời điểm hiện tại, chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều cảm nhận được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và sự nỗ lực của họ.
Đặc biệt hơn, “chiến sĩ” nào cũng sục sôi một ước nguyện được cống hiến cho đồng bào, dù có nhiều khó khăn đi chăng nữa. Hi vọng thời gian tới, dịch bệnh sẽ sớm qua đi, trả lại cuộc sống bình yên cho tất cả mọi người.