TP.HCM: Tổng đài 1022 tiếp nhận 59.000 cuộc gọi/ngày từ người dân gặp khó khăn vì dịch
Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World.
Trong hơn 3 ngày, một nhánh của Tổng đài 1022 tiếp nhận đến 190.666 cuộc gọi. Tuy nhiên, tỷ lệ cuộc gọi được chuyển xử lý chỉ chiếm khoảng 5,11%.
Từ 18h ngày 22/7, Sở TTTT TP.HCM đưa vào khai thác kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 (nhánh số 2 của Tổng đài 1022).
Đây là kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 và kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân phòng, chống dịch Covid-19.

Tính đến Đến 23h59 ngày 25/7, tổng đài tiếp nhận 190.666 cuộc gọi. Trong đó, 9.744 cuộc đã chuyển đơn vị xử lý; 180.022 cuộc gọi chờ hoặc chưa được tiếp nhận.
Trong đó 63,4% tin đã xử lý; 22,48% đang xử lý; 6,39% đang chờ tiếp nhận. Nơi có tỷ lệ xử lý hoàn thành cao nhất là quận 10 với 88/105 cuộc gọi (96,19%), thấp nhất là huyện Cần giờ với 12,5% (1/8 cuộc gọi), sau đó là TP Thủ Đức với 12,7% (54/961 cuộc gọi).
Khó khăn mà tổng đài 1022 đang gặp phải là lưu lượng cuộc gọi của người dân đến tổng đại rất cao, trung bình 59.000 cuộc gọi/ngày, trong khi số lượng tổng đài viên không đủ để đáp ứng và tiếp nhận được nhu cầu của người dân lúc cần.
Do đó, Sở TTTT đề nghị hỗ trợ tổng đài viên bổ sung, đồng thời, nghiên cứu mở rộng kênh tiếp nhận để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân và thiết lập hệ thống dự phòng cho Cổng thông tin 1022. Theo đó (nhánh số 3 của Tổng đài 1022), Sở TTTT TP.HCM cho biết đã khai thác từ 8h ngày 23/7. Thời gian tư vấn gồm 3 ca: 8h-10h; 14h-16h; 19h-21h.
Luôn nêu cao tinh thần: Khi họ cần, chúng tôi giúp!
Bác sĩ Đ.T.G (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, TP.Hà Nội) là thành viên trong nhóm bác sĩ hỗ trợ tư vấn online cho người dân. Anh tâm sự, do công việc bận rộn, anh phải tranh thủ từng phút nghỉ ngơi để giải đáp thắc mắc về sức khoẻ cho người dân.
Chỉ trong 2 ngày đầu tiên tham gia nhóm hỗ trợ, bác sĩ Đ.T.G đã nhận được hơn 400 tin nhắn. Cũng do yêu cầu công việc, có những ngày nam bác sĩ phải thức đến 1h sáng mới có thể hỗ trợ xong cho mọi người.

Anh cho biết, nhiều ngày nay, có rất nhiều câu hỏi của những gia đình, cũng có nhiều trường hợp với hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó, phải kể đến những gia đình có một số thành viên đi cách ly, người còn lại ở nhà, loay hoay không biết phải làm gì. Lúc này, anh kiêm luôn vai trò của một người bạn, vừa nhẫn nại hướng dẫn, vừa tâm sự giúp họ giải toả áp lực tâm lý.
Tương tự như bác sĩ Đ.T.G, kể từ khi bác sĩ N.K.H (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) công khai thông tin cá nhân trên trang Facebook, nhận hỗ trợ tư vấn, khám bệnh online cho người dân, điện thoại của anh lúc nào cũng sáng màn hình, bởi tin nhắn đến liên tục.
Hiện tại, anh đang tham gia điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ, thời gian làm việc bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật. Công việc bận rộn, thời gian để nghỉ ngơi không nhiều, nhưng anh gần như ngay lập tức đăng ký tham gia tư vấn khám bệnh online khi nhận được lời kêu gọi.
Luôn tự động viên bản thân rằng chỉ cần cố gắng là sẽ sắp xếp được, bác sĩ N.K.H dành thời gian nghỉ trưa ít ỏi và sau khi hoàn thành công việc để trả lời tin nhắn của bà con. Trong trường hợp nhận thấy những trường hợp nặng cần hỗ trợ gấp, anh sẽ gọi lại để hướng dẫn.
Khi tham gia hỗ trợ, cũng có không ít những tin nhắn, cuộc gọi khiến bác sĩ trẻ phải nghẹn lòng. Đề cử như trường hợp của đôi vợ chồng vừa sinh con, nhưng phải để bé ở nhà do phải đi cách ly. Ở nhà chỉ có người bà lớn tuổi, gặp khó khăn trong việc chăm sóc đứa trẻ, đồng thời lo lắng cho cháu nếu không may bị nhiễm bệnh.
Một số trường hợp khác thì bối rối do bệnh trở nặng nhưng không biết phải làm gì, đành nhắn tin cầu cứu bác sĩ… Chứng kiến những hoàn cảnh này, bác sĩ trẻ càng có thêm động lực để cố gắng, đồng hành cùng người dân vượt qua dịch bệnh.