TP.HCM tiến hành tiêm 3 loại vaccine Covid-19 trong đợt 5 2021-07-20 11:27:08 Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam TP.HCM tiến hành tiêm 3 loại vaccine Covid-19 trong đợt 5 TP.HCM sẽ phân bổ cả 3 loại vaccine gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna để tiêm cho những người thuộc nhóm ưu tiên. Trong tờ trình gửi UBND TP.HCM, Sở Y tế dự kiến tổ chức tiêm vaccine đợt 5 với số lượng 1,1 triệu liều. Vaccine tiêm trong đợt 5 là các loại vaccine được cung ứng trong TP.HCM, theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về chỉ định đối tượng và thời gian tiêm. Cụ thể, vaccine AstraZeneca được tiêm mũi 1 cho đối tượng ưu tiên của đợt 5, tiêm mũi 2 cho những người hoàn tất mũi 1 từ 8-12 tuần. Trong đợt này, TP.HCM cũng đưa vaccine Moderna và Pfizer để tiêm cho người dân. Chiến dịch tiêm đợt 5 diễn ra trong 2-3 tuần và có thể kéo dài tùy tình hình thực tế để đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, không ảnh hưởng việc tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch của thành phố. Về kế hoạch, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức tại mỗi phường, xã, thị trấn ít nhất 2 điểm tiêm tương đương với hai bàn tiêm. Như vậy, tối thiểu sẽ có 624 điểm tiêm của 312 phường xã, thị trấn trên toàn thành phố. Trong hai tuần đầu, tất cả điểm tiêm trong cộng đồng tổ chức tiêm cho các đối tượng được phân công. Mỗi điểm thực hiện tiêm cho tối đa 120 người/10 giờ làm việc/ngày. Những tuần tiếp theo tùy theo tình hình thực tế số lượng đã tiêm của phường, xã, thị trấn, các địa phương chủ động bố trí lại điểm tiêm, đội tiêm cho những nơi còn đối tượng tiêm, đồng thời sắp xếp lịch tiêm mũi 2 cho những người tiêm mũi 1 vaccine Moderna hoặc Pfizer đủ 4 tuần. Ngoài ra, cơ quan này cũng lập danh sách dự kiến những nhóm người được ưu tiên tiêm vaccine trong đợt này như người mắc bệnh nền, người trên 65 tuổi, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, người thuộc diện chính sách… Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin ngừa COVID-19 – Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân). – Người tham gia phòng chống dịch (tổ COVID-19 cộng đồng, thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, tham gia truy vết, tình nguyện viên, phóng viên…). – Lực lượng quân đội, lực lượng công an. – Nhân viên ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi làm việc tại các nước; nhân viên ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. – Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh. – Giáo viên, người làm việc, học sinh sinh viên tại các cơ sở giáo dục, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. – Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi. – Người sinh sống tại các vùng có dịch. – Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. – Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi học tập, công tác, làm việc ở nước ngoài, hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, làm việc và học tập ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. – Người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch, cơ sở dịch vụ thiết yếu như nhà hàng ăn uống, lưu trú, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế, bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng/khu du lịch. – Các chức sắc, chức việc các tôn giáo. – Người lao động tự do. – Các đối tượng khác theo quyết định của bộ trưởng Bộ Y tế hoặc chủ tịch UBND tỉnh, TP và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho quỹ vắc xin. Nguồn tham khảo: Zingnews Ảnh : Tổng hợp