Mỗi ngày, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1,2 triệu người thuộc diện được phép ra đường, tuy nhiên chỉ một số tuyến đường chính được lưu thông nên tạo cảm giác đông đúc.
Những ngày tới, thành phố sẽ rà soát lại các đối tượng ra đường để có những quy định chặt chẽ hơn. Đây là nội dung được lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại cuộc họp cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh tối 19/8.
Rà soát lại các đối tượng được phép ra đường
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có khoảng 13 triệu dân, trong thời gian giãn cách xã hội, mỗi ngày ước tính có khoảng 1,2 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được phép ra ngoài.
Sau một thời gian kiểm tra, đa số trường hợp ra đường đúng quy định.
Theo thống kê của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã kiểm soát 200.000 lượt phương tiện, bao gồm 100.000 người sử dụng phương tiện cá nhân.
Lực lượng chức năng đã xử phạt 1.500 trường hợp, yêu cầu quay đầu 3.200 trường hợp, tỷ lệ vi phạm là dưới 1,5%.
Về lý do người dân ra đường tăng lên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, có 3 nguyên nhân khiến đường phố trở nên đông đúc hơn trong những ngày gần đây.
Đầu tiên là do một số hoạt động trước đây cấm, nhưng từ 16/8, Thành phố bắt buộc phải mở ra để đảm bảo duy trì nhu cầu cuộc sống cơ bản như dịch vụ bảo trì hạ tầng kỹ thuật, tòa nhà chung cư, máy lạnh, thoát nước, cấp nước… nên lượng người ra đường đông hơn.
Bên cạnh đó, các địa phương rào chắn lại các tuyến đường nhánh và chỉ duy trì các tuyến đường chính để thuận tiện cho công tác kiểm soát.
Ông Dương Anh Đức chia sẻ bản thân ông đi về cũng phải đi đường vòng, mất thêm 10-15 phút so với trước đây. Do vậy, dù quy mô số người ra đường vẫn như cũ, nhưng số tuyến đường có thể lưu thông giảm đi, nên có cảm giác đông hơn.
Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 200.000 người đi tiêm vaccine, có ngày lên đến hơn 300.000 người.
“Đây là công tác quận trọng nên không thể dừng, nếu người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch thì sẽ không tạo ra mối nguy cơ lớn,” ông Dương Anh Đức nói.
Về tình hình ùn tắc ở các chốt kiểm soát, theo ông Dương Anh Đức, ngay trong sáng 19/8, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp, rà soát các đối tượng được phép hoạt động (gồm 17 nhóm đối tượng) để có quy định cụ thể hơn, trong đó nếu trường hợp không cần thiết thì sẽ hạn chế ra đường để thực hiện mục tiêu giãn cách.
Về công tác điều trị COVID-19 hiện nay, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đang triển khai chiến lược chăm sóc điều trị tại nhà cho người mắc COVID-19.
Thành phố đang chuẩn bị 389 trạm y tế lưu động, phù hợp với số lượng người F0 tại nhà.
Để giảm thiểu tỷ lệ tử vong, ngành Y tế đã cụ thể hóa chủ trương của Bộ Y tế về việc điều trị các F0 trong thời gian sắp tới, trong đó tính đến phương án triển khai trạm y tế lưu động.
Về số ca nhiễm trong cộng đồng tăng, ông Nguyễn Hồng Tâm cho rằng nguyên nhân do người dân chủ động đi tới các cơ sở xét nghiệm. Ngoài ra, việc tuân thủ giãn cách tại một số địa phương còn chưa nghiêm ngặt.
Nhằm kiểm soát nguồn lây, tiến tới làm sạch vùng xanh, theo ông Nguyễn Hồng Tâm, Thành phố cần tiến hành xét nghiệm quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm hơn. Vì vậy, kế hoạch xét nghiệm sắp tới có thay đổi, sẽ tăng số mẫu xét nghiệm.
Về năng lực tiêm vaccine, theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong ngày 18/8, thành phố đã tiêm cho 138.667 người.
Tại các điểm tiêm đều trật tự, ổn định. Tính từ khi bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 18/8, thành phố đã đã tiêm được 5.064.448 người.
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng vaccine COVID-19, sáng 19/8 đã có 71,42% người từ 18 tuổi trở lên tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (dân số từ 18 tuổi trở lên tại thành phố hơn 6,9 triệu người).
Đảm bảo công tác tiếp nhận, quận lý và bàn giao tro cốt người mất do COVID-19
Liên quận đến vụ việc 46 thi thể đưa về Bến Tre để hỏa táng, Đại tá Nguyễn Tấn Bảo, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua xác minh, ngày 16/8, lực lượng chức năng tỉnh Bến Tre phát hiện tài xế xe tải chở 36 thi hài.
Xe tải này được Sở Giao thông Vận tải tỉnh Trà Vinh cấp thẻ ưu tiên đi luồng xanh, ưu tiên vận chuyển tôm giống, thực phẩm.
Tài xế này đã chở 2 chuyến từ Thành phố Hồ Chí Minh về nhà hỏa táng Phúc Lộc Viên (thuộc xã Phú Hưng, tỉnh Bến Tre) 2 chuyến với tổng cộng 36 thi thể. Bước đầu, đơn vị hỏa táng xác nhận đã tiếp nhận 36 thi hài.
Đại tá Nguyễn Tấn Bảo cho biết tài xế lợi dụng luồng xanh để chở thi thể, vi phạm Quyết định số 5188/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh, chưa thực hiện thông báo với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương.
Đồng thời, tài xế cũng vi phạm Nghị định 117/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.
Việc di chuyển thi thể qua nhiều địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Các chốt kiểm dịch chưa kiểm tra chặt chẽ các phương tiện, các tài xế lợi dụng giấy ưu tiên, luồng xanh để chở thi thể qua các địa bàn khác.
Cơ quận chức năng sẽ điều tra làm rõ, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hiện, Bộ Tư lệnh được lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ phối hợp xử lý, bảo quận, khâm liệm, hỏa táng thi thể, vận chuyển, giao tro cốt người tử vong do COVID-19 về cho gia đình.
Bộ tư lệnh căn cứ vào số lượng bệnh nhân tử vong hằng ngày để xử lý, vận chuyển, khâm liệm và vận chuyển về các cơ sở để hỏa táng.
Trường hợp các cơ sở hỏa táng quá tải, Bộ tư lệnh đưa thi thể vào các khu vực bảo quận, thường xuyên chăm lo hương khói, nhang đèn, cúng cơm nước hằng ngày cho đến khi hỏa táng, sau đó tổ chức vận chuyển, giao tro cốt đến từng gia đình, bảo đảm nhanh nhất, chu đáo nhất.
“Chúng tôi mong muốn bà con yên tâm, tin tưởng vào quyết sách của thành phố, không nóng vội làm sai quy định, để kẻ xấu lợi dụng, kích động. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có lúc chậm trễ, nhưng cán bộ, chiến sỹ của lực lượng Công an thành phố xem người mất vì dịch COVID-19 như người thân của mình để bảo quận, khâm liệm, hỏa táng theo quy định,” đại tá Nguyễn Tấn Bảo nhấn mạnh.
Rút kinh nghiệm từ sau vụ việc trên, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh đã tham mưu cho thường trực Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chỉ đạo để các tỉnh thành giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ hỏa táng các trường hợp tử vong không do COVID-19 để giảm tải cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quận rà soát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các cơ sở mai táng, các bệnh viện để kịp thời xử lý các trường hợp vận chuyển thi thể tử vong do COVID-19; các chốt tăng cường công tác kiểm tra không để sót lọt các vụ việc như trên; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tin tưởng lực lượng vũ trang trong công tác hậu sự cho các nạn nhân.
Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc, ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Thường trực Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu Công an vào cuộc điều tra làm rõ các sai phạm trong vụ việc này, bao gồm cả sai phạm của nhà đòn (cơ sở mai táng) không tuân thủ đúng quy định phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, thành phố kiên quyết không để xảy ra tình trạng tương tự.
Thành phố cũng tiếp tục đảm bảo công tác tiếp nhận, quận lý và bàn giao tro cốt người mất do COVID-19 đến gia đình; hiện đang xem xét phương án lập ứng dụng để người nhà biết được hiện thi thể thân nhân đang được tiếp nhận, quận lý như thế nào, giúp người dân an tâm hơn.
Liên quận đến vụ việc “thu tiền bệnh nhân COVID-19,” lãnh đạo Bệnh viện quận Bình Tân cho biết sẽ chủ động liên lạc với gia đình bệnh nhân để xin lỗi cũng như hoàn trả các chi phí mà gia đình bệnh nhân COVID-19 đã đóng.
Đại diện Bệnh viện Bình Tân gửi lời xin lỗi và nhận trách nhiệm về việc sai sót thu phí bệnh nhân COVID-19.
Bệnh viện xin rút kinh nghiệm, cũng như rà soát, khắc phục, chủ động trả lại chi phí cho người nhà bệnh nhân khi được ngân sách nhà nước chi trả.
Trong thời gian tới, các bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19 vẫn được điều trị miễn phí từ ngân sách nhà nước.
Trước đó, theo phản ánh của báo chí, một người dân tại quận 12 mắc COVID-19 và đến Bệnh viện đa khoa quận Bình Tân để điều trị, nộp tạm ứng viện phí nhiều lần với số tiền hơn 8 triệu đồng.
Đến ngày 16/8, bệnh viện thông báo bệnh nhân tử vong; đồng thời yêu cầu gia đình nộp thêm 28 triệu đồng viện phí để nhận giấy báo tử và thi thể bệnh nhân.
Liên quận đến việc một cán bộ của phường 2, quận 6 (Thành phố Hồ Chí Minh) ra giá tiêm vaccine phòng COVID-19, theo tìm hiểu của phóng viên TTXVN, Ủy ban Nhân dân quận 6 đã có chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 2 tạm đình chỉ công tác ông Trương Mạnh Thảo, cán bộ trật tự đô thị phường và có báo cáo tường trình làm rõ nội dung sự việc, kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân có liên quận; đồng thời chuyển vụ việc cho Công an quận tiến hành điều tra và xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quận theo quy định pháp luật.
Trước đó, báo chí đã có phản ánh việc ông Trương Mạnh Thảo thực hiện việc tổ chức cho một số người đến tiêm vaccine phòng COVID-19 tại điểm tiêm trên đường Phan Văn Khỏe, phường 2, quận 6 và có thu tiền người tiêm từ 1-3 triệu/người.
Ảnh: Tổng hợp