Xét nghiệm Covid-19 từ nước bọt là kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ) nó mang nhiều tiện lợi như rất an toàn và ít tốn kém hơn nhiều so với các phương pháp hiện tại.
Mang nhiều ưu điểm vượt trội
Theo Giáo sư, tiến sĩ Robert B. Darnell, Trưởng phòng thí nghiệm Ung thư thần kinh phân tử, bác sĩ kỳ cựu tại Bệnh viện Đại học Rockefeller (Mỹ), đã phát minh một loại xét nghiệm được dùng nội bộ để thực hiện cuộc nghiên cứu. Sau đó sẽ đưa nhân viên của Đại học Rockefeller lấy mẫu nước bọt tại nhà và gửi đến phòng thí nghiệm.
Trong quá trình tham gia nghiên cứu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các tình nguyện viên.Khi không cần phải di chuyển đến bất kỳ nơi đâu để lấy mẫu.
Sau khi phân tích, so với xét nghiệm dịch mũi họng xét nghiệm nước bọt có độ nhạy cao và tính chính xác tương đương.
Trên tạp chí khoa học PLOS ONE vừa đăng tải kết quả của một nghiên cứu liên quan đến việc xét nghiệm bằng nước bọt. Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã cho phép thực hiện nghiên cứu này.
Ban đầu của chỉ để đánh giá xem có thể phát hiện được bao nhiêu bản sao virus trên mỗi đơn vị thể tích chất dịch. Sau đó lại nhận về kết quả trong một microlit nước bọt có thể phát hiện dù chỉ 1 phần tử virus . Điều này đã cho thấy phương pháp xét nghiệm trên có độ nhạy rất cao.
Để khẳng định về độ chính xác của nghiên cứu này các nhà khoa học đã so sánh trực tiếp 162 kết quả cả xét nghiệm “ngoáy mũi” và nước bọt. Đối với phương pháp “ngoáy mũi” cho ra kết quả không có người nào dương tính với nCoV.
Thế nhưng khi xét nghiệm bằng nước bọt lại cho ra kết quả một cách cụ thể gồm có đến 4 người dương tính với nCoV, 3 trong số đó có triệu chứng Covid. Từ đó có thể thấy, xét nghiệm nước bọt” chính xác hơn hẳn so với xét nghiệm dịch mũi họng.
Trên thực tế việc xét nghiệm dịch qua mũi họng gặp rất nhiều bất cập. Thứ nhất nó mang lại cảm giác khá đau nên hầu hết bà con đều không muốn xét nghiệm “ngoáy mũi”.
Thứ 2 lúc xét nghiệm mọi người phải kéo khẩu trang xuống để nhân viên đưa que sâu vào trong mũi mang nhiều tiềm ẩn. Nếu xét nghiệm bệnh nhân mắc Covid-19, rất có thể virus sẽ phủ đầy ở khẩu trang, sau đó bám vào que lấy mẫu.
Nhưng đối với xét nghiệm nước bọt DRUL lại có nhiều ưu điểm hơn. Vì vậy, nhiều người cũng rất mong phương pháp này được triển khai rộng rãi.
Vì sao nước ta vẫn không đổi phương pháp?
Nhiều bà con tại TP.HCM rất khỏi lo lắng khi thấy tần suất lấy mẫu xét nghiệm nhiều. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp.
Chính vì thế nhiều người mong rằng thành phố thay vì dịch tỵ hầu như hiện nay sẽ sử dụng phương pháp xét nghiệm khác như nước bọt, mồ hôi, dịch họng .
Lý giải về điều này Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, tuy việc xét nghiệm bằng nước bọt, mồ hôi… có hiệu quả cao giảm đau cho người dân, những khu vực có mật độ virus cao nhất, ít bị ảnh hưởng bởi các chất khác là vùng tỵ hầu.
Chưa kể đến, việc thay đổi phương án xét nghiệm rất khó thực hiện do nguồn cung cấp kit test các dịch khác cũng không có nhiều.
Ông giải thích “Sau khi mình ăn uống và thức ăn đi ngang vùng họng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, còn vùng mũi nhiều khi ta ngoáy mũi hay là cái gì đó thì cũng ảnh hưởng.
Do nó kín ít bị ảnh hưởng còn là vùng sâu bên trong. Chính vì vậy hiện tại việc lấy mẫu vùng này là phương pháp đảm bảo độ chính xác cao nhất”.
Dù xét nghiệm bằng cách nào đi chăng nữa thì hiệu quả cũng vẫn không thay đổi. Vì vậy, trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, mọi người hãy luôn chủ động thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng dịch.