Tiến độ tiêm vaccine ở TP.HCM chậm hơn dự kiến 2021-06-25 08:05:01 Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Minh Quang Sinh Viên Plus - Cộng Đồng Sinh Viên Việt Nam Tiến độ tiêm vaccine ở TP.HCM chậm hơn dự kiến TP.HCM dự kiến tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 200.000 người mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng thực tế được tiêm thực tế ít hơn rất nhiều. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Y tế, tổng có 160.061 người ở TP.HCM đã được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày 24/6. Riêng TP.HCM , ngày 23/6 có 40.667 người được tiêm. Nơi đông đúc, chỗ vắng người Trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch (19/6), một số điểm tiêm chủng chưa thống nhất về kế hoạch tổ chức, khâu tổ chức chưa thống nhất giữa lực lượng y tế phụ trách tiêm chủng, y tế địa phương và địa điêm tiêm chủng. Tại một điểm tiêm vaccine ở quận 8, tình trạng đội y tế phụ trách tiêm vaccine đã có mặt tại điểm tiêm lúc gần 10h, nhưng phòng tiêm, bàn ghế, khu vực ngồi chờ… vẫn chưa được chuẩn bị. Đến hơn 13h, những mũi tiêm đầu tiên mới được thực hiện. Còn ở một điểm tiêm vaccine tại TP Thủ Đức (quận 9 cũ) trong ngày 19/6, tình cảnh vắng vẻ, đìu hiu tại khu vực tiêm diễn ra tương tự. Trưa 24/6, tại một số điểm tiêm chủng ở quận 4, số lượng người đến tiêm vaccine phòng Covid-19 khá ít. Điểm này sẽ thực hiện tiêm vaccine cho đơn vị giao thông vận tải. Đến trưa nay, số mũi tiêm được thực hiện chưa đến 100 trong khi dự kiến, tổng số mũi tiêm trong ngày là 600. Trái ngược với tình trạng trên, điểm tiêm chủng tại Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11) thì ngược lại. Địa điểm này là nơi tổ chức tiêm chủng lớn nhất thành phố. Dự kiến, tổng số mũi tiêm được thực hiện là 9.000. Một số khu vực còn xảy ra tình trạng tập trung đông đúc, không đảm bảo giãn cách. Tâm lý anti-vaccine Đó là chia sẻ của một nhân viên trong đội tiêm vaccine Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Tình huống này cũng xảy ra tại các điểm tiêm do Bệnh viện Nhi đồng 2 phụ trách: Sở Y tế TP.HCM cùng các bệnh viện chuẩn bị gấp rút, nhân viên sẵn sàng, thiết bị, vaccine có sẵn nhưng không nhiều người đến tiêm. “Các đơn vị đã được Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo trực tiếp các công việc cần làm trước khi có văn bản chính thức. Với các cơ sở y tế, việc huy động nhân sự không khó, nhân viên y tế cũng luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, hôm 22/6, tổ tiêm của bệnh viện đã xuất phát từ 6h30 và có mặt tại điểm tiêm khoảng 7h, nhưng đến 9h vẫn chưa có ai đến tiêm”, nhân viên này nói thêm. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nhận định nguyên nhân đầu tiên là việc tuyên truyền cho người dân các thông tin cần biết và công tác vận động người trong danh sách ưu tiên tiêm chủng tại địa phương. Bên cạnh đó, một lý do khách quan hiện nay là các lực lượng thuộc diện ưu tiên tiêm chủng tại TP.HCM phải tỏa ra nhiều “trận địa” để phòng, chống dịch, bao gồm nhân sự truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, tổ chức cách ly tập trung… “Đội ngũ y tế sàng lọc quá thận trọng là tình trạng có xảy ra hiện nay. Nhiều người bị bệnh nhẹ, vẫn đạt yêu cầu nhưng cũng phải hoãn tiêm. Thực tế, chúng ta có thể tiêm vaccine cho người có bệnh nền được nếu bệnh đã được kiểm soát”, bác sĩ Khanh chia sẽ. Thêm vào đó, chuyên gia này phân tích người có bệnh nền nên tiêm vaccine. Bởi trường hợp này nếu mắc Covid-19 rất dễ gặp biến chứng nặng. Ngoài ra, thuốc không ảnh hưởng vaccine, vì vậy, người được tiêm vẫn có thể uống thuốc bình thường. Vaccine cũng không làm tăng nặng hay ảnh hưởng bệnh nền. “Việt Nam phải có ít nhất phải có 70% người dân được tiêm vaccine Covid-19 thì mới có thể đạt miễn dịch cộng đồng. Chỉ khi nào được tiêm vaccine và đạt miễn dịch cộng đồng, chúng ta mới có thể ngủ yên trước hàng loạt thông tin phong tỏa, chỉ có vaccine mới sống hòa bình với Covid-19. Vaccine cũng là con đường duy nhất để chúng ta sống chung và từng bước đẩy lùi đại dịch Covid-19″, bác sĩ Khanh nhấn mạnh. Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: ZingNews