Tiêm vaccine ngừa Covid-19, đừng kén chọn mà mất cơ hội 2021-06-22 07:50:07 Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Tiêm vaccine ngừa Covid-19, đừng kén chọn mà mất cơ hội Người dân không tránh khỏi thắc mắc khi có thông báo được tiêm vaccine Covid-19: như nguồn vắc xin nào? Tiêm vắc xin hiệu quả phòng bệnh ra sao? Vừa qua, ngày 21/6 một buổi giao lưu trực tuyến về “Tiêm vắc xin, cơ hội phòng bệnh COVID-19 như thế nào?” đã diễn ra. Từ đó, nói lên được một vài điều về chiến dịch tiêm chủng lớn nhất toàn quốc sắp tới. Nhắn tin thông báo tiêm vắc xin Theo bà Dương Thị Hồng – trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương – cho biết các địa phương sẽ linh hoạt nhiều biện pháp để điều tra đối tượng thuộc diện tiêm chủng, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Nhân viên làm việc trong Khu Công nghệ cao TP.HCM mở đầu đợt tiêm vaccine Covid-19 trong chiến dịch quy mô của thành phố – Ảnh: DUYÊN PHAN Có 2 phương thức thông báo đến người được tiêm chủng, một là thông qua tin nhắn điện thoại, hai là được gửi giấy mời trực tiếp thông qua tổ dân phố, cộng tác viên y tế, dân số, hội phụ nữ, hội người cao tuổi, trường học, các cơ quan đoàn thể… Để công tác tiêm chủng được thuận lợi hơn, ngành y tế TP.HCM đã tận dụng công nghệ thông tin vào việc nhắn tin thông báo cho người dân đi tiêm ngừa, trong đó có nêu rõ khung giờ và địa chỉ rõ ràng. Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng không quên nhắc người đi tiêm phải khai báo y tế điện tử trước khi đến địa điểm tiêm vaccine trong vòng 24 giờ. PGS Hồng khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng hososuckhoe của Bộ Y tế để đăng ký tiêm chủng, nhằm chủ động cập nhật thông tin hỗ trợ nhân viên y tế trong quá trình tìm kiếm thông tin và giúp cập nhật thông tin tiêm chủng sau khi đã tiêm chủng. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng địa phương mà kế hoạch triển khai và đối tượng cần tiêm vaccine Covid-19 được quy định khác nhau. Hiện tại lượng vaccine còn có hạn nên ưu tiên cho các đối tượng nguy cơ cao để hạn chế lây nhiễm và các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đảm bảo năng lực của hệ thống y tế và các cơ sở dịch vụ cơ bản, đảm bảo an ninh xã hội. Còn các đối tượng khác sẽ được xem xét trong thời gian tới khi lượng vaccine về dồi dào hơn. Đừng lựa chọn vắc xin mà mất cơ hội Vaccine đang được sử dụng hiện nay có tên AstraZeneca. Nhà sản xuất của vaccine này cho biết nó có hiệu lực bảo vệ phòng lây nhiễm trên 70% sau khi tiêm liều 1 ít nhất 3 tuần, và sau tiêm liều 2 đạt trên 80%. Tuy nhiên nhà sản xuất có khuyến cáo sử dụng liều 2 cùng loại với vắc xin đã tiêm ở liều 1. Trong vaccine này có chứa thành phần mRNA, có cơ chế sinh miễn dịch tương tự nên tiêm 2 lọai vaccine cho một người là có thể. Các tổ chức cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Bộ Y tế sẽ cập nhật liên tục khi có thông tin mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế thế giới. Để trả lời câu hỏi “Khi nguồn vắc xin dồi dào và có nhiều hãng, người dân được lựa chọn vắc xin không?“, PGS Hồng cho biết Việt Nam hiện nay sử dụng những loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền khẳng định, và được khuyến cáo sử dụng để phòng chống COVID-19, đều có hiệu quả tương đương để bảo vệ và phòng bệnh. Bên cạnh đó, PGS Hồng cũng nhấn mạnh không có loại vaccine nào có hiệu quả 100% cũng như an toàn tuyệt đối. Công tác tiêm chủng sẽ được mở rộng phân bổ và tổ chức triển khai ngay khi các đợt vắc xin được cung cấp cho Việt Nam, nhằm đạt được độ bao phủ cộng đồng phòng bệnh COVID-19 nhanh nhất. “Vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân không nên lựa chọn chờ đợi vắc xin, sẽ lỡ mất cơ hội phòng bệnh an toàn” – PGS Hồng khuyến cáo. Biến chủng Delta “phá hỏng hàng rào” vắc xin? Sau khi được tiêm vaccine Covid-19, tùy loại vaccine sẽ có một tỉ lệ nhất định người tiêm có biểu hiện phản ứng sau tiêm chủng. Có một tỉ lệ nhất định các trường hợp người được tiêm không có biểu hiện phản ứng về sau. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không có đáp ứng miễn dịch. Vaccine Covid-19 không phải là một ngoại lệ, do đó nó cũng như các vaccine hay thuốc khác không có hiệu lực 100% mà tỉ lệ này dao động từ 50% đến hơn 90%. Muốn có kết quả chính xác đã có đáp ứng miễn dịch sau tiêm phải thực hiện đánh giá kháng thể bằng các phương pháp xét nghiệm, việc này không bắt buộc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho những nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng để hạn chế tối đa nguy cơ tai biến sau tiêm. Đối với những người có tiền sử dị ứng, người có bệnh nền, bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi, người có tiền sử bệnh mãn tính… được yêu cầu khám sàng lọc trước và cần được tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Sau khi tiêm xong người dân phải theo dõi tại cơ sở và tại nhà để có thể kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường sau tiêm và có hướng xử trí. PGS.TS Đào Xuân Cơ – phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – cho biết người có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ phản vệ cao, tốt nhất là tiêm tại các cơ sở có khả năng cấp cứu tốt như các bệnh viện. Theo thông tư 51 của Bộ Y tế về cấp cứu phản vệ không quy định thử phản ứng cho tất cả các loại thuốc trước khi sử dụng. Đặc biệt, vắc xin COVID-19 lần đầu đưa vào sử dụng càng không có chỉ định thử phản ứng. Virus với biến chủng elta gần đây (còn gọi là biến chủng Ấn Độ) có ảnh hưởng đến hiệu quả phòng lây nhiễm của vaccine, bởi vậy hiệu quả phòng biến chứng và tử vong ở vắc xin vẫn ở mức độ cao. Thời gian qua, các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được xử trí nhanh chóng và kịp thời, hồi phục không để lại di chứng. Ảnh: Tổng Hợp Nguồn tham khảo: tuoitre.vn