Tiêm ngừa Covid-19: Lưu ý 3 đối tượng bắt buộc phải đo huyết áp trước khi tiêm vaccine
Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️
Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, việc đo huyết áp được thực hiện với một số trường hợp nhất định thay vì tất cả người dân trước khi tiêm chủng.
Vào ngày 10/9, Bộ Y tế đã ban hành điểm mới trong Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.
Nội dung mới có liên quan đến việc đo huyết áp của người tiêm chủng, trước khi cho họ tiếp cận vaccine.
Bộ Y tế hướng dẫn mới về việc tiêm chủng
Nhận thấy hời gian vừa qua, những người trước khi tiêm đều phải đo kiểm tra huyết áp. Trong trường hợp huyết áp cao hơn 140mmHg thì đều tạm hoãn tiêm chủng.
Điều này khiến không ít người mất cơ hội tiếp cận vaccine sớm do hiện tượng “tăng huyết áp áo choàng trắng” (dạng huyết áp tăng cao bất thường do tâm lý, khi về nhà thì trở lại bình thường).
Trước tình hình đấy Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn mới, khắc phục tình trạng mọi người không cần đo huyết áp trước khi tiêm chủng ngừa Covid-19.
Chỉ người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp, người bệnh nền tim mạch, người trên 65 tuổi thì mới đo trước. Ngoài ra, những người đến tiêm cần được đo thân nhiệt.
Trong trường hợp người có tiền sử suy tim hoặc có dấu hiệu đau ngực, khó thở,…thì phải đo mạch, đếm nhịp thở trước khi tiêm. Sau khi kiểm tra những yếu tố trên, trường hợp nào đủ tiêu chuẩn sẽ được tiêm chủng ngay, tránh tình trạng trì hoãn nếu không có lý do đặc biệt.
Lưu ý có một số trường hợp buộc phải đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để tiêm chủng. Cụ thể, người có tiền sử sốc phản vệ độ 3 thì phải đến trung tâm y tế có khả năng cấp cứu phản vệ để tiêm chủng.
Song song đó, thai phụ trên 13 tuần cũng phải tiêm chủng tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Trường hợp thuộc diện chống chỉ định tiêm chủng thì sẽ không được tiếp cận vaccine vì rất nguy hiểm.
Theo đó tại hướng dẫn mới, Bộ Y tế đã phân loại rõ ràng vấn đề này như sau:
Nhóm 1: Trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng (đủ tuổi tiêm chủng) theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Đặc biệt, những người này không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Nhóm 2: Trường hợp thận trọng tiêm chủng bao gồm:
– Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên; Người mắc bệnh mạn tính; Người mất trí giác, năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai trên 13 tuần: Nhóm này phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng.
– Người phát hiện bất thường dấu hiệu sống (thân nhiệt dưới 35,5 độ hoặc cao hơn 37,5 độ, mạch quá chậm hoặc quá nhanh, huyết áp cao hơn 30mmHg so với bình thường).
Nhóm 3: Người trì hoãn tiêm chủng, vào gồm tiền sử mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng, bị bệnh cấp tính, phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Nhóm 4: Chống chỉ định, bao gồm: Tiền sử phản vệ với vaccine ngừa Covid-19 cùng loại (lần trước); Có bất kỳ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị cho biết nếu uống thuốc Xyzal, Zyrtec, Aerius, Bilaxten (thuốc chống dị ứng) trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19, các triệu chứng dị ứng sẽ bị lu mờ tạm thời.
Ngoài ra, thuốc chống dị ứng còn khiến những triệu chứng sau tiêm xuất hiện muộn hơn, gây nguy hiểm nếu phản vệ nặng.
Đồng thời, chuyên gia cũng khuyến cáo, những người có cơ địa dị ứng, khi đi tiêm chủng ngừa Covid-19 cần phải nghe tư vấn từ bác sĩ.
Sau tiêm chủng, mọi người cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn theo dõi sức khỏe, nếu có triệu chứng bất thường quá mức thì báo ngay với cơ quan y tế gần nhất.
Thông thường xuất hiện những triệu chứng phụ bao gồm: sưng đỏ, nổi mẩn tại vị trí tiêm, sốt, mỏi mệt, choáng nhẹ,… Trong 48 giờ đến 72 giờ, hiện tượng này sẽ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khá phức tạp, vì vậy mọi người cần chú ý tiếp cận vaccine sớm nếu có cơ hội. Với những thông tin trên, hi vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức khi tham gia tiêm chủng.