Thiếu Lâm Tự – tập đoàn có đế chế kinh doanh triệu đô mà ít ai biết đến 2019-09-17 13:12:12 Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus Thiếu Lâm Tự – tập đoàn có đế chế kinh doanh triệu đô mà ít ai biết đến “Tập đoàn Thiếu Lâm” – cái tên được dùng cho tập đoàn triệu đô này. Với 5 công ty con được xem là “pháp bảo kiếm tiền” là: Công ty phát triển thực phẩm Thiếu Lâm, Công ty truyền bá văn hóa Thiếu Lâm, Công ty Thiếu Lâm Hoan hỷ địa, Công ty quản lý tài sản Thiếu Lâm, Công ty Dược Thiếu Lâm. Thiếu Lâm Tự đã trở thành một tập triệu đô mà ít ai biết đến. Tọa lạc tại núi Tung Sơn ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Thiếu Lâm Tự – ngôi chùa nổi tiếng với võ thuật đỉnh cao và Phật giáo uyên thâm. Đây được xem là cái nôi của võ sư Thiền Tông. Ngôi chùa này đã tồn tại qua nhiều thời kì, triều đại phong kiến của Trung Hoa. Từng nổi tiếng trong nhiều tác phẩm của Kim Dung với vai trò là 1 trong bát đại tôn sư về võ thuật. Những có lẽ ít ai biết, Thiếu Lâm tự đang có một đế chế kinh doanh thực thụ với tổng giá trị tập đoàn có được ước tính cả triệu đô với 5 công ty con : Công ty phát triển thực phẩm Thiếu Lâm, Công ty truyền bá văn hóa Thiếu Lâm, Công ty Thiếu Lâm Hoan hỷ địa, Công ty quản lý tài sản Thiếu Lâm, Công ty Dược Thiếu Lâm. Năm 2013, Thiếu Lâm tự dưới sự dẫn dắt của trụ trì Thích Vĩnh Tín, đã nộp đơn IPO (lên sàn chứng khoán) tại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Tuy nhiên, phía sàn chứng khoán đã từ chối đơn vì sợ vấn đề thương mại hóa sẽ làm mất đi hình ảnh của ngôi chùa. Các “Pháp bảo kiếm tiền” triệu đô của nhà chùa Năm 2011, sư trụ trì lúc ấy là Thích Vĩnh Tín đã chia sẻ trong bài phát biểu của mình rằng, chùa đang có hơn khoảng 40 công ty con ở trên toàn thế giới. Với mục tiêu truyền bá võ thuật phật giáo rộng rãi ra toàn cầu. “Chúng tôi hiện đang điều hành hơn 40 công ty tại nhiều thành phố trên toàn thế giới, như Berlin và London” – Sư chủ trì chia sẻ. Bộ phim Thiếu Lâm Tự được ra mắt vào năm 1982 đã tạo nên cú hích cho ngôi chùa này. Đồng thời, ngôi làng bao quanh chùa cũng được “thơm lây” khi có rất nhiều du khách, môn sinh đến đây xin học võ. Nơi đây đã trở thành một “võ đường Kungfu” nổi tiếng số một thế giới. Nhu cầu học võ Thiếu Lâm tự nhiều đến mức mỗi năm, có đến 50 võ đường được mở, mỗi võ đường ước tính có khoản 1000 người theo học. Đặc biệt, có cả những doanh nhân, tỉ phú sẵn sàng chi hơn 800-1000 đô Mỹ mỗi tháng để theo học và trải nghiệm cuộc sống tại Thiếu Lâm tự. Ngoài ra, chùa còn xây dựng một trường dạy võ riêng với tên – Thiếu Lâm Tự Tung Sơn để đào tạo võ Sinh. Được biết, chi phí sinh hoạt tại đây mỗi tháng giao động từ 600 đến 1000 USD. Thiếu Lâm Tự còn có các chi nhánh tại các nước như London (Anh), Berlin (Đức), Budapest (Hungary), Vienna (Áo)… với các nhà sư được cử sang để truyền bá phật giáo và võ thuật. Ngoài ra, Thiếu Lâm tự còn tham gia vào các hoạt động công nghiệp khác như: Điện ảnh. Công ty đảm nhiệm việc quản lý mảng kinh doanh này là Công ty điện ảnh Thiếu Lâm Hà Nam, công ty Dược Thiếu Lâm và một số quầy bán hàng lưu niệm online khác. Trên trang bán hàng online của Thiếu Lâm tự có các sản phẩm như đũa, trà, và các bí kiếp võ công Thiếu Lâm. Đã qua rồi cái thời Bí kiếp được in lên đá và lưu trong tàng kinh các. Bây giờ chúng xuất hiện trên các trang thương mại điện tử rồi. Năm 2003, Thiếu Lâm tự đã ủy quyền cho một công ty mang game để sáng tạo ra trò chơi “Huyền thoại Thiếu Lâm” (Shaolin Legend). Ngoài ra, hàng tháng tiền chùa còn có nguồn thu khác đó là tiền vé tham quan của chùa giao động khoản 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 VND). Tiền vé này còn cao hơn tiền vé của một số khu du lịch ở Việt Nam. Công ty chịu trách nhiệm thu tiền vé là công ty du lịch văn hóa Thiếu Lâm Tung Sơn. Doanh nghiệp này được ban quản lý của chùa ủy quyền cho việc thu vé và quản lý chùa. Dù chưa từng công bố doanh thu đến từ việc bán vé, thế nhưng, dựa ào số lượt khách đến viếng chùa, các chuyên gia tài chính dự đoán, con số này có thể lên đến hơn 20 triệu đô mỗi năm. Khi giám đốc điều hành là một nhà sư Người đầu tiên có bằng thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh đó chính là sư chủ trì của Thiếu Lâm tự lúc bấy giờ là Thích Vĩnh Tín. Khi được bầu làm phương trượng, chứng khiến cảnh điêu tàn của Thiếu Lâm. Khi đó, ngài dựa vào tiềm lực kinh tế để kinh doanh hóa Thiếu Lâm, nhằm lấy lại danh tiếng sau những năm tháng không mấy tốt đẹp ấy. Trải qua 10 năm, Thích Vĩnh Tín đã đưa Thiếu Lâm trở thành một tập đoàn triệu đô, danh tiếng lừng. Trụ trì khẳng định “việc kinh doanh của chùa không đặt mục tiêu lãi lên hàng đầu mà là việc phát triển phật pháp, truyền bá võ thuật, văn hóa Thiếu Lâm tự ra rộng rãi”. Dù có công đưa Thiếu Lâm tự bước vào thời Hoàng Kim, thế nhưng, năm 2015,m nhà sư Thích Vĩnh Tín đã dính phải những tin đồn tiêu cực như ăn chặn công quỹ, có con ngoài giá thú… Mặc, nhà chùa đã phủ nhận thông tin đó nhưng sau những tin đồn, vị chủ trì này cũng ít xuất hiện trên truyền thông cũng như công chúng hơn. Tuy đem lại lợi nhuận cao, thế nhưng hiện nay, không ít các Phật tử cho rằng, Thiếu Lâm tự đang quá lạm dụng thương mại. Nhiều người cho rằng Thiếu Lâm tự không còn là ngôi chùa nữa mà trở thành trung tâm thương mại. Tố Uyên