Từ Wasington D.C về phía Tây 4 tiếng lái xe, chúng ta sẽ đến với Green Bank. Để có thể vào thị trấn này, bạn buộc phải để lại những thứ phát ra sóng. Nguyên nhân là vì kính viễn vọng lớn nhất thế giới đang được đặt tại đây.
Với đường kính khoảng 100m, kính viễn vọng này được vận hành bởi National Radio Astronomy Observatory (Đài quan sát thiên văn vô tuyến quốc gia) Mỹ.
Green Bank
Bằng cách đo sóng vô tuyến phát ra từ các vật thể trong không gian, Kính thiên văn Green Bank Robert C. Byrd có thể tìm được những vật thể ở xa trong vũ trụ mà các kính quang học không thể tìm được. Nó cho phép các nhà khoa học “nhìn thấy” các phần của vũ trụ vô hình trước mắt họ. Cho họ các thông tin để nghiên cứu các thiên hà, các ngôi sao xa xôi, và khám phá các hành tinh mới.
Để tuân thủ lệnh cấm này, đòi hỏi sự tự giác và hợp tác của người dân rất nhiều
Mặc dù chỉ có 150 người sống tại thị trấn này, thế nhưng để tạo ra sự im lặng vô tuyến cũng không hề dễ trong thời đại kĩ thuật số hiện nay.
Do đó, trong bán kính 16.1km của đài thiên văn, Wi-Fi, điện thoại di động và radio bị cấm hoàn toàn. Và rộng ra trong vòng 34km vuông ở Tây Virginia, Pennsylvania, việc sử dụng sóng vô tuyến bị hạn chế rất nhiều.
Năm 1958, Quốc hội Mỹ đã ban hành luật cấm sóng và hạn chế sóng ở các khu vực trên để xây dựng “vùng yên tĩnh” cho National Radio Astronomy Observatory.
Nếu vô tình bạn sử dụng điện thoại trong khu vực này, chỉ trong vài phút sẽ có quân đội đến để tìm bạn bằng một chiếc xe tải có trang bị an-ten.
Kính viễn vọng này có độ nhạy sóng cực kì lớn
Kính viễn vọng này có độ nhạy sóng cực kì lớn
Vì để phát hiện sóng từ các vật thể ở xa trong không gian, đòi hỏi cổ máy này phải thật xịn xò. Và nhất là phải cực kì nhạy sóng. Việc một chiếc điện thoại được bật nhưng không sử dụng sẽ tạo ra một năng lượng có khoảng 2-3 Watt. Thế nhưng, chiếc máy này lại đo được con số tối thiểu là 0,000000000000000000000000000001 watt. Để dễ hiểu hơn là bằng 1/100 tỉ tỉ tỉ watt. Tương đương với nguồn năng lượng phát ra từ một bông tuyết chạm vào mặt đất. Ở quy mô đó, người ta dùng đơn vị là Jansky. Đơn vị này được đặt theo tên của nhà phát minh ra kính viễn vọng vô tuyến Karl Jansky.
Để giữ cho một khu vực tránh khỏi các sóng vô tuyến là một điều không hề dễ
Mặc dù có một vòng núi che chắn cho Green Bank khỏi thế giới bên ngoài. Thế nhưng, nó vẫn chưa đủ xa để có sự yên tĩnh cần thiết để kính viễn vọng hoạt động. Theo một nghiên cứu gần này, việc giữ yên tĩnh sóng vô tuyến ở đây ngày càng khó khăn hơn. Nguyên nhân là do 90% người Mỹ sở hữu smartphone, và 87% người Mỹ sống dựa vào Internet.
Mike Holstine – giám đốc NRAO là người đảm nhiệm nhiệm vụ này. Ở đây, các xe được trang bị động cơ diesel để giảm năng lượng từ việc đánh lửa. Họ lót đường bằng cây thường xanh để giảm áp suất lốp xe. Xung quanh còn đường trồng các cây lá kim để giảm nhiễu.
Hiện nay, các cư dân ở đây đã kí vào lá đơn từ bỏ các thiết bị phát sóng, kể cả lò vi sóng. Giới chức trách sẽ tịch thu bất kì thiết bị phát sóng “đi lạc” nào vây. Ngoài ra, người dân còn được trang bị điện thoại, internet có dây để liên lạc với thế giới bên ngoài. Mặc dù cách li với công nghệ nhưng họ tự hào rằng thị trấn của mình rất nổi tiếng với cái tên “thị trấn yên tĩnh”.