Lấy lại kiến thức từ bài tập lớp 6
Thái Ngọc Diễm Phương từng là sinh viên chuyên ngành Kĩ thuật phần mềm ĐH FPT. Từ những năm đầu đại học, Phương được xếp vào một lớp có những sinh viên giỏi, bạn học hầu như đều là học chuyên Toán, Tin từ những năm cấp 3.
Phương bắt đầu không theo kịp lớp học từ thời gian đầu. Cho đến gần ngày thi mà cô vẫn không hiểu bài, may thay cô cầu cứu một người bạn học đã học chuyên Tin từ những năm cấp 2. Chàng sinh viên đó đã giao cho cô cuốn bài tập lập trình từ hồi lớp 6 của mình và bảo cô giải các bài trong đó. Cũng chính từ những kiến thức cơ bản này, Phương đã xây dựng được nền tảng vững chắc về sau.
Một phần lớn dẫn đến thành công như hôm nay là sự động viên lớn lao đến từ gia đình. Có những lúc người xung quanh khuyên cha mẹ Phương không nên cho cô học công nghệ thông tin, nói rằng: “Con gái học IT làm gì, vừa khô khan, vừa vất vả”.
Nhưng là một người cha, người mẹ thấu hiểu được sự lựa chọn của con nên luồn cho Phương quyền quyết định con đường của mình. Mẹ cô đã từng nói: “Cuộc đời là của con, con phải tự quyết định. Sau này con có hối hận thì cũng là do bản thân mình. Ba mẹ lúc nào cũng ủng hộ con”.
Chính nhờ những động lực từ gia đình và bạn bè luôn kề bên ủng hộ, Thái Ngọc Diễm Phương từ một cô gái không có nền tảng bắt đầu học công nghệ thông tin đã có thể vững vàng vượt qua nhiều giới hạn của bản thân.
Bước đột phá từ bài luận ví mình như cây “tầm gửi”
Nắm trong tay tấm bằng loại giỏi sau khi tốt nghiệp đại học. Tiếp tục con đường phát triển bản thân Diễm Phương đi trao đổi sinh viên tại Nhật Bản.
Tại đây, chính nhờ sự ham học hỏi và chăm chỉ của Phương đã tạo ấn tượng với các giáo sư. Khi có những vấn đề mình thắc mắc cô gái trẻ không ngần ngại “bám đuôi” thầy cô để hỏi.
Trong môn lập trình ngôn ngữ Java cô gái Việt thường xuyên hỗ trợ các thầy hướng dẫn thực hành cho sinh viên. Từ những nổ lực của mình, các giáo sư đã đánh giá cao và viết thư tiến cử cho Phương xin học bổng Thạc sĩ.
Trong bài luận xin học bổng Phương kể về câu chuyện của chính bản thân khi lạc lõng giữa bao người giỏi trong những ngày đầu bước chân lên đại học và cú sốc đầu đời khi lên đại học mà phải làm bài tập lớp 6.
Phương tạo ấn tại vòng phỏng vấn, trước hội đồng giám khảo quốc tếtượng khi ví mình với cây tầm gửi, sẽ vươn lên xanh tốt và mạnh mẽ hơn bất kì loại cây nào khác nếu gặp đúng môi trường thích hợp.
Nhờ khả năng vượt lên chính mình và tinh thần sẵn sàng cống hiến cống hiến, Phương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ban giám khảo. Kết quả là, nữ sinh này đã nhận được học bổng toàn phần của Đại học La Trobe (Úc) và Đại học Stanford (Mỹ).
Ngay khi biết tin, Phương vô cùng bất ngờ bởi lẽ trước đó cô chỉ kì vọng vào La Trobe thôi nhưng không ngờ được cả Stanford trao học bổng.
Và tất nhiên điểm đến tiếp theo cho con đường học vấn của mình Diễm Phương đã chọn Đại học Stanford – một trong những đại học hàng đầu nước Mỹ.
Cuộc sống bắt đầu ở một vùng đất mới, có lẽ là cơ hội cũng là thử thách cho bản thân Phương. Nơi đây giúp cô đã học được nhiều điều, trải nghiệm nhiều công việc mà trước đây chưa từng thử qua.
Có lần bị ốm, nhưng vì sợ ba mẹ lo lắng nên không nói với gia đình , lại càng không dám đi khám bác sĩ. Phương hài hước kể lại “Mình lên mạng tìm qua các triệu chứng, “chị Google” kết luận là “ung thư”. Sợ quá nên mình đành phải tìm đến phòng khám của trường. May mà chỉ là cảm nhẹ”.
Cô trở nên tự lập và trưởng thành hơn rất nhiều khi sống ở Mỹ: “Ở Việt Nam, mình chỉ biết học và học vì cái gì cũng có cha mẹ giúp. Đến khi sang đây, từ những công việc nhổ cỏ, làm vườn, lắp bàn ghế giường tủ, cái gì cũng tự làm hết, riết thấy mình đa-zi-năng ghê luôn.
Sống trong môi trường khắc nghiệt bắt buộc mọi người đều phải nỗ lực, chỉ cần đứng lại là đã tụt xa so với mọi người, nên mình chỉ có một con đường là cố gắng, cố gắng và cố gắng nhiều hơn nữa”.
“Thành tựu tự hào nhất là có thể tự đứng trên đôi chân của mình”
Diễm Phương càng có cơ hội cao hơn khi lấy được học bổng của ĐH Stanford giúp cô từng bước gia nhập vào thung lũng công nghệ Silicon và các tập đoàn quốc tế.
Trước ba lời mời làm việc hấp dẫn từ các “ông lớn” Google, Facebook và Adobe, Phương suy nghĩ và chọn đã chọn tập đoàn Google vì cô mong rằng nơi đây có thể cho cô nhiều cơ hội phát triển hơn.
Khác biệt văn hóa chính là rào cảng lớn nhất đối với một cô gái Việt Nam khi làm việc trong môi trường quốc tế. Cô cần có sự khéo léo trong khi làm việc nhóm bởi không chỉ mình cô là người nước ngoài mà Google có nhiều nhân viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Phương chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình: ” Ta có thể thoải mái tranh luận khi làm việc với các bạn Âu – Mỹ thì . Nhưng ngược lại đối với các bạn châu Á, khi cần góp ý ta nên nhẹ nhàng.
Ta nên thể hiện qua kết quả công việc, không tranh chấp đối với các bạn Ấn Độ bởi tính họ thường hơi gay gắt. Nhìn chung, mọi người đều rất nhiệt tình và ta có thể học hỏi từ họ nhiều điều”. Theo Phương, để làm tốt công việc thì “đừng ngại hỏi khi mình không biết”.
Dù vậy Phương vẫn tự cảm thấy mình đang còn nằm trong vùng an toàn của bản thân doanh nghiệp lớn với tầm cỡ quốc tế như vậy. Cô luôn mong muốn làm được những điều mới mẻ hơn trong tương lai bằng chính cố gắng đầu tư kiến thức, kĩ năng.
Tháng 10/2020, website cứu hộ miền Trung chính do Diễm Phương cùng 50 kĩ sư phần mềm người Việt đang làm việc tại nhiều nơi trên thế giới đã làm ra.
Trang web với hơn 1,5 triệu lượt truy cập, 2.500 tình nguyện viên, gần 2.000 ca cứu hộ được thực hiện đã trở thành cơ sở dữ liệu quan trọng lúc bấy giờ về dữ liệu cứu hộ cứu nạn cho miền Trung Việt Nam.
Diễm Phương năng nổ đăng ký và trở thành Ban tổ chức tại Olympic Tokyo 2020 với các công việc quản lý nhân sự của thế vận hội. Những công việc này mang đến cho Phương nhiều kinh nghiệm quý giá mặc dù có vẻ không liên quan đến chuyên ngành của cô.
Thái Ngọc Diễm Phương định nghĩa thành công cho mình chính là tự đặt ra những thử thách, trải nghiệm, từng bước nổ lực thực hiện.
Nhiều lần Phương trăn trở về việc quay về nước vì đa phần trong suốt khoản thời gian học tập và làm việc cô đều ở xa quê hương, nhất là ba mẹ cũng đã có tuổi.
Nhiều lần phương bùi ngùi “Nhiều lúc mình lại muốn bỏ hết để về nhà khi nhẩm tính một năm gặp được ba mẹ mấy ngày thì thời gian còn ở bên ba mẹ sẽ được bao lâu”.
Khi được hỏi về điều bản thân tự hào nhất, Phương đã trả lời: “Thành tựu tự hào nhất mà mình đạt được cho đến hiện tại là có thể tự đứng trên đôi chân của mình, có thể lo cho ba mẹ và dùng kĩ năng của mình đóng góp cho xã hội”.
mọi giải thưởng hay thành tích có thể lúc đạt được thì rất vui, sau cũng phai nhạt, mọi thứ đều trở nên nhất thời.
Diễm Phương chia sẻ “Rồi cũng có lúc sẽ có người giỏi hơn mình, nên thành tích không cần phải quá quan trọng. Chỉ cần mình của ngày hôm nay là phiên bản tốt hơn mình của ngày hôm qua là được rồi”.