Test IQ phỏng vấn với câu hỏi hóc búa:”Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu – Bác sĩ – Cô gái mình yêu?” từ nhà tuyển dụng 2021-02-17 03:49:35 Tú Hà Cám ơn bạn đã ghé thăm bài viết của mình Tú Hà Cám ơn bạn đã ghé thăm bài viết của mình Test IQ phỏng vấn với câu hỏi hóc búa:”Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu – Bác sĩ – Cô gái mình yêu?” từ nhà tuyển dụng Bạn hãy thử suy nghĩ câu trả lời trước khi đọc bài viết nhé, chàng trai trả lời đúng câu hỏi này đã được tuyển dụng ngay đấy! Những bạn trẻ ra trường, đi làm những năm gần đây hẳn đã thấy được xu hướng đặt câu hỏi mới từ nhà tuyển dụng: không chỉ dựa vào kiến thức nền, thành tích của bạn mà còn xem xét đến khả năng xử lý tình huống! Đôi khi, nhiều người lựa chọn ứng viên từ khả năng ứng biến khi trả lời các câu hỏi liên quan về IQ lẫn EQ. Hôm nay, bạn hãy thử đặt bản thân vào trường hợp nếu được hỏi :”Bạn sẽ cứu ai: Bà cụ già yếu – Bác sĩ – Cô gái mình yêu?” và xem thử xem câu trả lời của bạn có giống với anh chàng trong bài không nhé. Trước hết, chúng ta có thể sẽ thấy câu hỏi này có phần quen thuộc. Bởi có lẽ không ít lần, bạn đã từng được hỏi: nếu mẹ và người yêu rơi xuống nước, bạn sẽ cứu ai? Tuy nhiên, câu hỏi ấy lại có phần “trẻ con” khi đưa ra hai sự lựa chọn quá khó khi vế bên kia là người ruột thịt. Hầu như, câu hỏi cứu mẹ hay bạn gái chỉ được đưa ra để “thử thách” người yêu mà thôi. Ngược lại, câu hỏi “cứu bạn gái hay cụ già” lại có tính thử thách IQ và EQ tốt hơn khi cụ già kia là một người hoàn toàn xa lạ, khiến cho ứng viên có thể thoải mái đưa ra luận điểm hơn. Đặc biệt, câu hỏi ấy không hề “thách đố” ứng viên mà chỉ đơn giản là tạo điều kiện để ứng viên thể hiện tài ăn nói. Câu hỏi chính xác được đặt ra như sau:“Bạn đang lái xe hơi đi trong một đêm bão tố cấp 12. Xe bạn đang chạy qua một quãng đường vắng và bạn phát hiện có 3 người đứng bên ven đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi dư sức cứu tính mạng nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo, và người thứ 3 là cô gái bạn yêu.Họ mong bạn cứu giúp họ, bạn rất muốn giúp nhưng rất tiếc xe bạn chỉ có thể chở thêm 1 người. Bạn sẽ chọn chở người nào?”. Trong buổi phỏng vấn với 4 ứng viên, họ đã lần lượt đưa ra câu trả lời: Người thứ 1 trả lời rằng “Tôi sẽ đưa bà cụ lên xe bởi bà có sức khỏe yếu nhất“. Về mặt đạo đức thì người ứng viên này không sai, nhưng nó thể hiện sự kém khôn ngoai khi đặt vào thực tế rằng: đây là con đường vắng, biết bao giờ mới có thể đến được nơi an toàn? Với một người không biết gì về y học liệu có thể cứu sống bà cụ được không? Cứu cụ già là sự lựa chọn không thông minh nếu xét trên khía cạnh thực tế Người thứ 2 lựa chọn cứu vị bác sĩ, “Đứng trên góc độ thiệt hơn tôi sẽ chọn ông bác sĩ. Bạn cứu ông ta, rồi ông ta sẽ cứu lại bạn – một hành động thiết thực có tính chất đầu tư cho tương lai. Việc chở bà cụ suy cho cùng cũng chỉ là để lương tâm của bạn khỏi bị cắn rứt“. – Tuy hành động này lý trí nhưng lại thể hiện sự ích kỉ, vì thế anh ta không nhận được cái gật đầu từ nhà tuyển dụng. Cứu vị bác sĩ vẫn chưa phải là lựa chọn đúng Đến người thứ 3, anh ta quyết định chọn người mình yêu:”Bà lão đã già, bác sĩ giỏi trong thiên hạ cũng không phải là hiếm. Cô gái bạn yêu là người trẻ, còn cả tương lai phía trước. Trong cuộc đời, cơ hội gặp được người bạn đời như ý hầu như là duy nhất. Bỏ qua cơ hội cứu người yêu thì phần đời còn lại của bạn chắc gì đã trôi qua trong hạnh phúc“. Xét trong trường hợp khác khi đứng giữa 2 người xa lạ và người mình yêu, hẳn đây là sự lựa chọn hợp lý. Nhưng bởi vì vẫn còn sự chọn lựa cuối cùng và đúng đắn nhất từ ứng viên thứ 4 mà ý kiến này đã bị bác bỏ. Cứu cô gái mình yêu vẫn chưa phải lựa chọn đúng đắn nhất “Tôi sẽ đưa chìa khóa cho bác sĩ. Ông ta sẽ chở bà cụ tới bệnh viện, hoặc nếu cần là cấp cứu luôn trên xe. Còn tôi sẽ cùng bạn gái đi đến nơi an toàn, dẫu sao chúng tôi còn trẻ thì cũng chưa phải là người nguy hiểm nhất“. Sau khi nghe câu trả lời này, nhà tuyển dụng cũng gật đầu tỏ ý hài lòng. Khi thay đổi khía cạnh tư duy, vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn. Anh chàng đã không quá bám chặt vào dữ kiện “tôi phải đi cùng 1 trong 3 người” mà liền thay đổi tình thế để tạo ra giải pháp phù hợp nhất. Từ một tình huống nhỏ, cách xử lý của anh chàng thể hiện được sự linh động, thông minh và nhân văn, từ đó nhận được cơ hội từ nhà tuyển dụng. Còn bạn, bạn đã lựa chọn đáp án như thế nào, giống 1 trong 4 ý trên hay thậm chí cách làm của bạn còn khác biệt hơn thế? Nếu vậy, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Ảnh: Tổng hợp Tham gia group Chuyện Sinh Viên để cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm đẹp nhất của thời thanh xuân nhé bạn yêu ơi!