Phố ăn chơi ở Hà Nội, Sài Gòn lấy lại năng lượng, cuộc sống về đêm dần hồi sinh 2022-03-22 01:48:01 Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Phố ăn chơi ở Hà Nội, Sài Gòn lấy lại năng lượng, cuộc sống về đêm dần hồi sinh Sau thời gian dài “ngủ đông” vì dịch bệnh, cuộc sống về đêm ở Hà Nội và Sài Gòn đã dần lấy lại năng lượng sôi động như xưa. Từ 19 giờ tối, tiếng nhạc sôi động đã vang vọng khắp các quán bar và quán rượu ở Hà Nội, đường Bùi Viện (Q.1, TP.HCM). Về đêm khu này lại càng sầm uất và đông đúc hơn rất nhiều. Nhiều người còn thoải mái tháo bỏ cả khẩu trang để thưởng thức bữa tiệc âm nhạc, trong khi một số khác vẫn rất thận trọng, chỉ dừng lại một chút rồi ra về.“Lâu lắm rồi kể từ đợt dịch năm ngoái, tôi mới thấy Sài Gòn về đêm sôi động như vậy. Khung cảnh không khác gì Phuket ở Thái Lan hay đường Itaewon ở Hàn Quốc ”, Phương Thùy (24 tuổi, ngụ Q.8), nhân viên văn phòng cho biết. Trước khi có dịch, cô gái cùng nhóm bạn đến Bùi Viện thường xuyên ăn uống 2 đến 3 lần/tuần để xả stress. Tuy nhiên, gần đây cô chỉ dám đến vào cuối tuần hoặc những dịp đặc biệt vì sợ lây nhiễm.“Tôi đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin nên đi ra ngoài chơi cũng cảm thấy thoải mái hơn, nhưng gần đây số ca mắc F0 bắt đầu tăng trở lại. Tôi cũng hạn chế ra ngoài đường vì sợ bệnh lây nhiễm ảnh hưởng đến công việc. Ngày nào đi bar, tôi thường đi từ 10h đến 1h sáng hôm sau”, Thủy cho biết thêm. Sau khi ăn tối, Thủy cùng nhóm bạn sẽ đến quán bar quen thuộc để tận hưởng ngày cuối cùng của kỳ nghỉ. Cuộc sống về đêm đang dần phát triển mạnh sau 2 năm chống chọi với đại dịch Covid19, tại TP.HCM và Hà Nội, nhiều cửa hàng đã quay trở lại kinh doanh như cũ. Ở Sài Gòn, khi màn đêm buông xuống, giới trẻ chính thức bắt đầu đấm chìm vào những cuộc vui. Xe cộ tấp nập với những tòa nhà cao tầng rực rỡ sắc màu, nhiều địa điểm ăn uống, vui chơi nhộn nhịp khách ra vào.Anh Hà Thanh Luân (SN 1989), chủ quán Cozy Eatery & Bar (nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3), cho biết ngành nightlife đang dần lấy lại năng lượng sau một thời gian dài không hoạt động vì dịch. Trong thời gian không thể hoạt động doanh nghiệp đã phải quản lý theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc thích ứng các mô hình kinh doanh với thời đại. Mức độ phục hồi kinh doanh phụ thuộc vào từng giai đoạn, quy mô và chất lượng phục vụ của từng nhà hàng. Chẳng hạn, kể từ khi chính thức mở cửa trở lại các quán bar, karaoke vào tháng 11 năm ngoái, nhiều nhà hàng đã đón được lượng khách lớn nhờ đó mà doanh thu tăng vọt do nhu cầu giải trí tăng cao, nhưng điều này không có nghĩa sẽ xảy ra với các cửa hàng mới mở.“Do ảnh hưởng của dịch nên nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí khó có thể tiếp tục duy trì, thậm chí buộc phải đóng cửa vĩnh viễn. Sau khi giãn cách xã hội được bỏ, khách hàng thường sẽ đến các cửa hàng quen, nhà hàng ngon dịch vụ tốt được bạn bè giới thiệu. Tôi thấy rằng hầu hết mọi người vẫn chưa sẵn sàng để khám phá những địa điểm mới. Có thể điều đó khiến việc mở cửa hàng mới khó khăn hơn trong giai đoạn này" anh nói.“Cửa hàng mở cửa từ 17 giờ chiều đến 1 giờ sáng ngày hôm sau. Lượng khách ngồi từ 10h sáng chỉ chiếm khoảng 20 đến 30%, giảm đi nhiều so với trước khi có dịch. Cũng có nhiều trường hợp khách đặt bàn rồi hủy khá đông vì là F1, F0. Đó cũng là trở ngại không chỉ của riêng tôi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng vậy". "Trước khi có quy định làm việc sau 21 giờ, quán bar ở Tạ Hiện cũng mở bán nhưng lại chỉ nhận về cảnh ế ẩm, đìu hiu. Nổi tiếng là khu bận rộn, ham vui nên tôi chỉ muốn vào đây chơi cho khi không khí rộn ràng trở lại" Phạm Phương (27 tuổi, Long Biên). Theo chị Phương, quan cảnh ồn ào, xáo trộn đủ loại tiếng còi xe, tiếng chào khách và tiếng nhạc ồn ào là đặc điểm nổi bật của khu vui chơi giải trí này. Sau hai năm dịch bệnh, những con “phố không ngủ” nổi tiếng như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Tống Duy Tân lần đầu tiên được “dậy sóng” trở lại.Đối với Vũ Hoàng, chủ nhà hàng trên phố Lương Ngọc Quyến, sự hồi sinh của cuộc sống về đêm ở Tạ Hiện là điềm tốt cho việc kinh doanh. Hoạt động kinh doanh đã chững lại trong 15 tháng qua. Chủ sở hữu phải trả tiền túi để bù đắp các khoản chi phí.“Cả chủ và khách đều rất vui khi được nới lỏng giờ hoạt động. Sắp tới, khi khách tây quay trở lại, khu vực Tạ Hiện chắc chắn sẽ còng đông vui hơn”, anh Hoàng nhận định. Chỉ sau chưa đầy một tuần, nhà hàng đã được phép đi vào hoạt động sau 21 giờ đêm, anh Đào Xuân Trường, quản lý một quán cà phê trên phố Tống Duy Tân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng được kéo dài giờ làm việc, có khi đến 12 đến13 tiếng hàng ngày.Nhà hàng mởi cửa 24/24, khoảng thời gian thường nhộn nhịp nhất là từ 21 giờ tối hôm trước cho đến 2 giờ sáng hôm sau. Khách hàng của quán chủ yếu là giới trẻ. Ngoài đi chơi, cửa hàng cũng đông nghịt những bạn chạy deadline xuyên đêm hay những người xem bóng đá khuya.“Phố Tống Duy Tân là tụ điểm chuyên ăn chơi khuya, khách chủ yếu đến vào cuối ngày. Khi cửa hàng phải đóng cửa sớm, doanh thu khốn đốn khi khách không thể ngồi thâu đêm như trước. Doanh thu thu về được rất ít". Với việc chính thức mở cửa sau 21 giờ đêm, tình hình buôn bán dần cải thiện trở lại, nhân viên nhà hàng bắt đầu làm việc trở lại theo chu kỳ trước. "Sau khi hạn chế được nới lỏng, người dân có tâm lý muốn ra ngoài để bù đắp cho những tháng dài khó chịu phải ở nhà” vị quản lý này cho biết. Theo anh Trường, lượng khách đã hồi phục khoảng 60% so với thời điểm trước khi có dịch, cong việc trở lại bận rộn hơn trong 3 ngày cuối tuần. Đa phần, việc mở cửa trở lại vào ban đêm giúp tăng doanh thu của nhà hàng, thu nhập của nhân viên và tiền thưởng cũng được hưởng theo.Về phần nhân viên, cửa hàng có kế hoạch thuê thêm 5 người để lấp chỗ trống là nhân viên bảo vệ và nhân viên phục vụ sẽ làm ca chiều và ca đêm. ”Tôi tin rằng trong những tháng tới, khi du lịch quốc tế mở cửa, lượng khách hàng của nhà hàng cũng sẽ tăng lên doanh thu sẽ dần trở lại như trước” anh Trường nói.Tương tự, anh Chí Cường, quản lý một quán cà phê 24h/24 khác trên cùng con phố, cho biết phố Tống Duy Tân, với đặc trưng là phố ăn chơi xuyên đêm, ban ngày thường rất ít khách. Khung cảnh đông đúc, ồn ào chỉ có thể tìm thấy vào đêm khuya. Theo quy tắc cũ, những người trẻ tuổi phải đưa thời gian đi chơi của họ sớm hơn lúc trước vào khoảng 19 giờ đến 20 giờ, trong khi thời điểm đó nhiều người vẫn chưa hoàn thành công việc hoặc chỉ có thể chấp nhận rằng họ chỉ được ngồi, ăn và nói chuyện trong vòng nửa giờ. Nhóm khách hàng chủ yếu của cửa hàng hiện nay là học sinh, sinh viên đại học, nhân viên văn phòng U30 (dưới 30 tuổi), những người thường rãnh vào buổi tối và thích cuộc sống xô bồ về đêm. "Sau 2 ngày kể từ khi có thông báo mới, cửa hàng đã bắt đầu bán hàng qua đêm như trước. Mọi thứ đang dần rục rịch trở lại, dù không hoạt động hết công suất và lượng khách cũng không còn như trước khi có dịch", anh Cường cho biết thêm. Trong những ngày tới, cửa hàng dự kiến sẽ có nhiều khách hơn từ những người muốn đi ăn uống, tán gẫu về muộn, hoặc đi "tăng 2", "tăng 3". Nam quản lý cũng cho biết từ tuần trước ãnh đã bắt đầu công việc cũng bận rộn hơn khi mà số lượng nguyên vật liệu nhập về tăng, để đáp ứng cả nhu cầu và nhiệm vụ giám sát cửa hàng, nhân viên đi vào nhịp hoạt động cũ. Nhân viên thuê cũng đã đủ, nhưng thời gian đào tạo sẽ kéo dài ít nhất 2 đến 3 tuần tới. Vị trí nhân viên phục vụ chỉ yêu cầu một vài ngày hướng dẫn, nhưng bộ phận chuẩn bị và thu ngân đòi hỏi rất nhiều việc cần đào tạo thêm.