Nỗi lòng shipper, vất vả nhưng không nhận được công bằng
Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World.
Trong thời đại 4.0 lên ngôi, việc mua sắm online ngày càng phát triển, cái tên shipper dần trở nên quen thuộc. Vất vả giao đơn hàng cả ngày lẫn đêm, nhưng chỉ kiếm được thu nhập khiêm tốn.
Biểu tình “đòi lại công bằng” cho shipper
Trong đại dịch, shipper trở thành yếu tố hết sức cần thiết, nên nhiều nước như Singapore đã đặt mục tiêu hỗ trợ cho họ nhiều hơn. Tháng trước, trong bài phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long đã thể hiện sư quan tâm tới các nhân viên giao hàng. đối với những người có mức thu nhập thấp nói chung Singapore đang hướng tới cách giải quyết tốt nhất cho các khó khăn họ trãi qua.
“Foodpanda, Grab hoặc Deliveroo là các nền tảng trực tuyến họ đang làm việc. Đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19, họ là người hiện diện thường xuyên. Cả ngày lẫn đêm họ đều có thể giao đơn đặt hàng của chúng ta. Công việc có phần vất vả nhưng hầu hết chỉ kiếm được thu nhập khá thấp”.
Tuy nhiên hiện tại hủ tướng Singapore chưa cho biết những biện pháp nào sẽ được áp dụng, nhưng phần nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến một số công ty lớn trong bối cảnh khởi nghiệp Đông Nam Á, nhờ sự hỗ trợ của những shipper mà đã phát triển nhanh chóng.
Theo công ty tư vấn Momentum Works nghiên cứu hiện tại có ba nền tảng thống trị lĩnh vực giao đồ ăn tại Singapore: Cao nhất là Grab chiếm 42%, Foodpanda chiếm 34% và cuối cùng là Deliveroo của Anh chiếm 24%.
Trong khi đó với tư cách là cộng tác viên không phải nhân viên có hàng nghìn người đang làm việc với các công ty này. Ngoài ra, một số người kinh doanh cũng mở rộng dịch vụ giao hàng tạp hóa, Khi đó những người giao hàng sẽ lấy đồ từ siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi và vận chuyển tới khách hàng.
Đối với nhân công bị thay thế hoặc bị cắt giảm do đại dịch sẽ ồ ạt tham gia vào lĩnh vực giao hàng này.
Ông Lý Hiển Long nhận định “vấn đề ngày càng phức tạp hơn khi ngày càng có nhiều người đảm nhận loại công việc này. Để cho những người lao động này có tương lai an toàn hơn trước mắt chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề đó một cách triệt để”.
Đồng thời, thủ tướng Singapore đã chiếu một đoạn video do một sinh viên đại học quay nhằm khẳng định quan điểm của mình, quan sát đoạn video có thể thấy sự vất vả của một nhân viên giao hàng.
Để nhận tiền thưởng Shipper phải hoàn thành 30 chuyến giao hàng, trong khi đó họ chỉ có thể hoàn thành được 29 chuyến. Ông nhận định họ thiếu các bảo vệ công việc cơ bản mà hầu hết nhân viên được hưởng nếu không có hợp đồng lao động.
Chạy đua với thời gian
Tháng 2 năm 2021, chính quyền Bắc Kinh đã xác định trong danh mục phân loại nghề nghiệp của Trung Quốc nhân viên giao đồ ăn là một nghề chính thức. Tuy nhiên vẫn gặp các phản ánh rằng công ty của họ chỉ chỉ có bảo hiểm tai nạn chứ không hề hỗ trợ đủ phúc lợi xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khỏe, lương hưu…
Trong khi đó, các shipper ngày càng chịu nhiều áp lực khi công ty áp đặt nhiều yêu cầu khắt khe nào là như rút ngắn thời gian hoàn thành giao hàng. Đồng thời nếu shipper vi phạm quy định hay thu mức khấu trừ cao đến vô lý trên mỗi đơn hàng sẽ chịu các hình phạt nghiêm khắc, gây khó chịu cả cho shipper và người dùng.
Sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe, bất bình trước sự việc hàng trăm tài xế Grab đã tập trung đông đảo tại trụ sở Grab ở Duy Tân – Hà Nội, để phản đối mức khấu trừ mới này. Những người tham gia tại trụ sở Grab hầu hết là các tài xế GrabBike. Sự việc Grab thu mức phí quá cao khiến các tài xế chật vật vì vậy họ đã kêu gọi mọi người tập trung để đòi hỏi quyền lợi của mình.
Anh Nguyễn Văn S (Hà Nội), một tài xế chạy GraBike cho biết: “Cứ mỗi cuốc xe Grab sẽ trừ đi 20%. Càng đáng phẩn nộ hơn khi tiếp tục trừ 10% số tiền chúng tôi đáng ra được hưởng”. Vậy nếu tinh ra thì nếu chạy cuốc xe 100.000 đồng sẽ mất 20.000 đồng tiền phí cho công ty. Rồi lại bị trừ tiếp 10% VAT (là 8.000 đồng) nữa vậy cuối cùng chỉ còn 70.000 đồng để mang về.
Anh chia sẻ thêm “Trung bình mỗi ngày để được 400.000 đồng đem về chúng tôi phải chạy liên tục từ 14 – 16 tiếng đồng hồ. Trong khi đó còn phải chịu 10% VAT nữa thì chỉ còn hơn 300.0000 đồng.
Nên bây giờ chúng tôi chỉ mong muốn Grab tính lại mức VAT đó. Mà chúng tôi không được ai bảo vệ cả nên đành tự dùng sức mình tập trung ở đây để phản đối và có người đại diện vào nói chuyện với ban lãnh đạo công ty”.
Do công ty đưa ra chính sách điểm thưởng mới bất hợp lý nên dịch vụ Now (nay là Shopee Food) cũng đã từng có một cuộc biểu tình từ các shipper . Họ đưa ra chính sách này yêu cầu để đạt điểm tích lũy bắt buộc các shipper phải làm việc 30 ngày, mỗi ngày đạt tối thiểu 29 đơn hàng. Với mốc điểm không thể hoàn thành này họ rất mong công ty cân nhắc lại chính sách hiện tại.
Đặc biệt trong thời gian 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội sự vất vả, khắc nghiệt với sức ép lớn đè nặng lên vai nghề shipper.
Nhiều nguy cơ bị phạt khi những quy định thay đổi liên tục trong khi đó vì miếng cơm manh áo các shipper vẫn phải cắn răng ra đường. Tại Hà Nội, trong gần 2 tháng giãn cách các ứng dụng như Grab, Be, Now phải dừng hoạt động khiến hàng trăm nghìn shipper đã rơi vào cảnh thất nghiệp.
Tình trạng này ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không khá khẳm hơn là mấy, khi nhiều shipper sẻ những câu chuyện oái oăm khi đi làm mùa dịch nhưng vì cái mưu sinh họ vẫn bất chấp ra đường.
Với quy định không được ra đường sau 18h đã ghi nhận nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười cho cánh tài xế. Với các đơn hàng giao chỉ vài km nếu như ngày thường thì giao xong vẫn kịp quay về. Nhưng rồi bất ngờ nhận ra con đường dài ra cả chục km do nhiều ngõ bị rào chắn, càng mất nhiều thời gian khi qua ba bốn chốt kiểm dịch.
Và rồi bị phạt vì không thể hàn thành đơn. Có những shipper đã bật khóc khi mức phạt lên tới cả triệu đồng có khi hơn cả số tiền mà họ cả ngày vất vả kiếm được.
Phản hồi từ các công ty
Khi được yêu cầu bình luận về quan điểm của thủ tướng Singapore, một đại diện của Grab cho rằng công ty tiếp thu ý kiến của chính phủ nhưng chắc phải xem xét thêm.
Liên quan đến ưu đãi chi shipper người đại diện này cho biết trong đợt dịch này phía công ty cung cấp nhiều chương trình ưu đãi cho nhân viên của mình, những người phục vụ lệnh cách ly hoặc nhập viện do COVID-19 sẽ được hỗ trợ thu nhập bổ sung.
Riêng nhân viên hợp đồng có thể tự do di chuyển giữa các nền tảng hoặc dừng công việc bất cứ lúc nào.
Eugene Tan, phó giáo sư tại Đại học Quản lý Singapore bình luận “Ở phương diện là người tiêu dùng cúng ta cũng phải tham gia. Đây không còn là một công việc bình thường mà là sự coi trọng công việc và đóng góp của họ, là một phần của chúng ta.”.
Sau câu chuyện hàng trăm shipper của Grab và Now đồng loạt tắt ứng dụng và biểu tình tại trụ sở. Đại diện của Grab cho biết bởi sau khi NĐ 126 đi vào hiệu lực với mong muốn đảm bảo thu nhập cho đối tác GrabCar nên mới tăng chiết khấu cao hơn.
Nhưng với câu trả lời này cũng không đủ thuyết phục những tài xế công nghệ, họ hoàn toàn xứng đáng được hưởng một mức thu nhập đảm bảo trong khi phải còng lưng chạy nhiều giờ đồng hồ, việc công ty đưa ra mức chiết khấu như vậy là quá vô lý, quá chèn ép nhân viên.
Sau một thời gian làm lắng xuống dư luận biểu tình thì một thời gian ngắn sau đó, Now lại tiếp tục đưa ra quy định “ghép đơn” khiến các shipper gặp nhiều áp lực vào mỗi giờ cao điểm, từ đó ảnh hưởng đến khách hàng phải chờ đồ ăn đến cả tiếng đồng hồ.
Trong nhiều tháng giãn cách, trường hợp họ là F0, F1, F2 các công ty giao hàng như Grab hay Baemin mới hỗ trợ chứ không hề đưa ra một chính sách cụ thể nào trong trường hợp khi họ không thể vượt chốt kiểm dịch để đi làm hay bị phạt vì hệ thống bắt nhận đơn.
Trong thời điểm Sài Gòn giãn cách, Grab sẽ hỗ trợ điều trị với số tiền 1 – 2 triệu đồng, hỗ trợ 100.000 đồng/ngày với F1- F2, số tiền sẽ nhận được sau 3 ngày hết cách ly.