Nhiều người chủ quan và lầm tưởng khi có những ca “bệnh như không bệnh” khiến dịch có nguy cơ lây lan nhanh và dễ dàng hơn, vẫn đi lại, làm việc và tiếp xúc bình thường.
“Chu kỳ lây lan dịch ngắn, chỉ khoảng 2 ngày/vòng lây, trong khi trước đây là 4-5 ngày ” – ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chia sẻ.
TP.HCM: 2/3 bệnh nhân không có triệu chứng
Tính đến chiều ngày 30/6, Cục Quản lý khám chữa bệnh sau khi thống kê đã xác định có trên 40% trong tổng số gần 6.500 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế không có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng nào.
Số bệnh nhân có biểu hiện bệnh nhẹ là trên 53%, với các biểu hiện như đ.au đầu, cơ, s.ốt nhẹ…
Trong những ngày đầu dịch bùng phát trở lại, có đến 70-80% bệnh nhân không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào thì có số trên 40% hiện nay có thấp hơn, nhưng nó vẫn nói lên một thực tế là có đến gần một nửa số bệnh nhân không có triệu chứng bệnh, không thể phát hiện nếu không có xét nghiệm.
Khi làm việc trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác phòng chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Trí Dũng – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM chia sẻ, công tác khoanh vùng và xét nghiệm hiện nay đang gặp khó khăn vì có khoảng 68% ca mắc Covid-19 không có triệu chứng.
Tăng tốc xét nghiệm, trả kết quả sớm
Biện pháp trước mắt cần thực hiện để “nhận diện” được F0 không có triệu chứng là truy vết F0 bằng cách xét nghiệm trên diện rộng với phạm vi toàn TP và phải thực hiện một cách đồng loạt ở những nơi có nguy cơ cao và rất cao. Đặc biệt phải có kết quả sớm với các nhóm này.
“Những vùng có nguy cơ rất cao, tốt nhất có kết quả xét nghiệm trong vòng 30 phút bằng cách sử dụng phương pháp test nhanh. Những vùng nguy cơ thấp có thể có kết quả chậm hơn” – một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa nhiễm – thần kinh ở TP.HCM nói.
Theo vị này, tỉ lệ khoảng 68% các ca mắc COVID-19 không có triệu chứng tại TP.HCM không quá đáng lo ngại nếu ngành y tế nhanh chóng khoanh vùng, truy vết kịp thời. “Chính vì tỉ lệ người mắc COVID-19 không triệu chứng cao đòi hỏi chúng ta phải truy vết thật nhanh và nhiều nơi, chứ không phải chờ người bệnh có triệu chứng đến bệnh viện rồi mới phát hiện. Lúc này mầm bệnh đã có thể lây lan nhiều nơi ” – vị này chia sẻ.
Chủng virus Delta phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ và đang chiếm một tỉ lệ lớn trong số bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam lây lan nhanh. Theo ông Trần Đắc Phu, với chủng virus lần này đây là lần đầu tiên chúng ta ghi nhận nhiều ca mắc do cùng đến quán karaoke, cùng đi máy bay…
Những thông tin có ca mắc mới gần đây, hầu như ngày nào cũng có những ca bệnh đang điều tra dịch tễ, chưa rõ nguồn lây, những trường hợp này có thể bắt nguồn từ các F0 đã dương tính nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
Theo ông Phu, khi không tìm thấy nguồn lây đầu tiên thì coi các bệnh nhân ghi nhận được là F0, thực hiện truy vết tìm các ca liên quan (F1, F2…) rồi xét nghiệm để phát hiện bệnh nhân mới.
Đồng thời tiến hành xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm diện rộng có chỉ định và theo điều tra dịch tễ (xét nghiệm địa bàn có nguy cơ như bệnh viện, chợ, sân bay, khu dân cư, nhà máy… và chọn mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên), sau đó đánh giá nguy cơ dịch tại từng khu vực và chủ động tìm ra phương án phù hợp.
Ảnh: Tổng hợp
Nguồn tham khảo: tuoitre.vn