1. Tìm người giỏi mà học Đó có thể là thầy cô, là bạn bè xung quanh và kể cả bạn xã hội. Quan trọng nhất là học tư duy, cách lập luận, sắp xếp giải quyết vấn đề. Bạn cần phải học được tác phong làm việc, học cả thái độ tính cách nữa.
Hãy học và làm như nào để nâng trình độ và giá trị bản thân mình lên. Chỉ cần 1-2 năm sau ra trường lương sẽ tăng lên chứ không phải vất vả tìm kiếm công ty rồi nhảy việc sau vài tháng. Làm như thế hỏng cả profile sự nghiệp.
Nếu không biết cách “mở não ra” thì nhẹ nhàng mà “inbox” chân thành mời họ cafe. Lắng nghe, tiếp thu góc nhìn khác biệt của họ. May mắn của bạn chính là gặp được người giỏi hướng bạn đi đúng con đường.
2. Xác định điểm mạnh, tìm sở thích Ví dụ bạn thích và mạnh về giao tiếp, thì không lý gì chôn chân ở công việc kế toán đến hết đời. Nếu có sở thích làm bánh, thêu thùa, cứ phát triển tối đa, đập tiền vô học đẩy skill lên. Bạn có thể chuyển qua kinh doanh “mở tiệm Facebook không cần đóng thuế”.
3. Nếu không tìm được, thì cái gì cũng làm
Nhất là mới ra trường, lông bông không xác định được đường hướng bản thân thì nuôi cái mồm trước đã. Ai sai gì cũng thử, cũng làm kể cả đi mua bánh mì cho sếp, chạy Grab, không thiệt đâu.
Bởi vì có thử tức là có trải qua, làm nhiều rồi sẽ hình thành kinh nghiệm. Biết đâu lại tìm thấy sở thích của mình và vạch lối đi. Cũng như tương lai có job nào lại yêu cầu 1 điều rất nhỏ mà mình đã từng trải thì mình sẽ đánh giá nhận định được.
4. Làm việc ngoài Công việc ở công ty không đủ để bạn phát triển kĩ năng! Nhảy việc mới chưa chắc ai dám cho bạn thử thách! Thế thì phải tự lao ra ngoài làm bất cứ việc gì mà bạn có cơ hội được làm. Điển hình là bán hàng online, hội tụ đầy đủ các kĩ năng làm chủ. Bạn sẽ hoàn thiện bản thân và tăng thu nhập chứ không nhất thiết phải đợi tăng lương từ ông chủ công ty.
5. Siêng tranh luận Có thể bạn ngu, có thể nó ngu, nhưng tranh luận sẽ giúp cả 2 bớt ngu. Nếu không có khả năng tranh thì xem người ta tranh luận, rồi Google tìm hiểu. Tìm bài viết phản biện, tìm bài phản biện của phản biện, như vậy bạn mới hình thành tư duy logic, tư duy phản biện và phản xạ tốt với các vấn đề tiếp theo. Trong công việc sẽ giúp mình có thói quen nhìn được mặt trái của vấn đề, biết dự trù, lập kế hoạch dự phòng….
6. Quan hệ càng nhiều càng tốt Để học, để tạo quan hệ làm ăn, tìm người cùng chí hướng, và cả những người nâng đỡ mình khi mình khó khăn. Hoặc đề cử mình để mình có cơ hội mới khi công ty kia không biết gì về mình.
7. Tham gia hoạt động xã hội (HDXH), thể thao nhiều vô Vừa giải phóng stress, vừa kết nối bạn bè mở rộng mạng lưới quan hệ. Tham gia HDXH sẽ giúp nâng kĩ năng miễn phí. Đi nhiều, mâm nào cũng có mặt mình thì mở mang kiến thức, ý tưởng …
8. Nhìn đời lạc quan tươi tắn Cái đầu lúc nào cũng nghi kị, sợ này sợ kia sẽ chả giúp bạn cởi mở tấm lòng và đón nhận thử thách đâu. Vì tất cả lối đi bạn đều tự chặn hết. Phải đón nhận thử thách thì may mắn và quan hệ sẽ kéo tới. Đừng lo vì không có thất bại nào là thất bại hoàn toàn mà không học được gì.
Thử mới mới mình ở đâu. Không chắc thì càng phải thử để xem kết quả ra sao, nhận định của mình đúng bao nhiêu phần để còn rút kinh nghiệm lần tới và phát kiến 1 ý tưởng khác giải quyết nhu cầu xã hội.
9. Làm việc Hướng 1 mục tiêu duy nhất: đừng ôm đồm, học/làm cho xong cái này để ra kết quả rồi hướng cái tiếp theo, đấy là có trách nhiệm với việc mình làm và tránh mất tập trung.Nhiệt tình, tận tâm: việc rất dễ, nên chỉ cần bạn chăm chút là dc, khi đó ai cũng tin tưởng giao cho bạn.Nếu rảnh quá, thì mỗi ngày suy nghĩ cách nào để tăng hiệu suất công việc mình lên. Đề ra phương pháp mới tăng hiệu quả cho phòng ban và doanh thu công ty (công ty hết tiền thì bạn cũng không còn việc làm đâu). Nói ra đề kiến của mình để nghe phản biện, đúng/sai, mở mang tư duy tầm nhìn từ người khác. Khi bạn chuyên 1 lĩnh vực và nhiệt tình, có tâm, người ta sẽ tìm đến xin bạn ý kiến, cũng sẽ giới thiệu bạn cho những người khác. Tự dưng bạn sẽ nổi tiếng và có nhiều hợp đồng đến với mình. Liên kết, Team work: bất cứ ai cũng có 1 khả năng mà ng khác không có. Chém gió như thật cũng là kĩ năng á, không đùa. Cho nên bản thân không giỏi cái này, thì tìm người khác làm cùng, chia lợi nhuận sòng phẳng. Trong công ty thì giúp đồng nghiệp nếu có khả năng, rồi họ sẽ giúp lại mình cái khácCHỐT LẠI Các yếu tố trên đều có tác dụng cộng hưởng, bổ sung cho nhau, là bước đệm để nâng tố chất bạn lên. Nếu bạn bè mình lương cao! Kệ nó, quan tâm mình trước, phân tích được mạnh yếu của mình mới quan trọng. Phải hiểu lên voi xuống chó mấy hồi nếu không rèn luyện thường xuyên và đổi mới tư duy.
Đừng lấy cớ bạn lương cao mà than thở và chạy theo phong trào hét lương khi mình không đủ khả năng và bản lĩnh, ấy là tiêu cực và bế tắc, lại tự thụt lùi tiếp. Nên mừng cho bạn và học cái tốt của bạn. Lập hướng đi đúng cho mình. Thành công cá nhân là tổng hòa của những trải nghiệm và quá trình rèn luyện, nhích level từng chút một.
Ai thông minh hơn từng trải hơn thì sẽ tìm cách đến đích nhanh hơn (cho nên mới phải học xem họ đốt cháy giai đoạn như thế nào). Xuất phát điểm mỗi người có thể khác nhưng thành công chỉ có một con đường. Cần cù bù thông minh luôn là phương châm đầu tiên và tiếp nối là phát triển tư duy.
Đạo đức của bạn được giữ thì sẽ có nhiều người tin cậy và giúp đỡ bạn. Ai cũng như vậy thôi, chọn bạn mà chơi, chọn người mà giúp. Đạo đức vẫn là mấu chốt.
Thành công LỚN đến từ công sức nỗ lực của cả tập thể. Mỗi người là 1 mắt xích trong hệ thống, là 1 mảnh ghép nhỏ trong bức tranh thành công của tổ chức doanh nghiệp. Thiếu ai cũng chết hết á. Nên đừng tự ti mình không bằng người ta, là do mình không hiểu mình thôi.
Nếu không phải là người quá tham vọng, thì không cần phải ép mình giống người ta. Cứ sống và làm những gì mình thích. Làm việc, du lịch, chill hết mình vì bạn chỉ có 1 cuộc đời mà thôi.
Đừng sống theo cái cách người ta muốn bạn phải thế, họ ko thể theo dõi bạn mãi và cũng chả giúp dc gì bạn, họ còn phải tự lo cho họ nữa, mà ko bit tự lo xong chưa. Chỉ có bạn mới biết mình đang nghĩ gì và muốn gì.
Happy với những gì mình có và bền bỉ phấn đấu để có được thứ mình muốn, như mình là mình thích du lịch nên cày để đi long nhong. Đó là cuộc sống của mình.
*Bài viết có thay đối chút ít để phù hợp hơn với sinh viên. Nếu bạn muốn xem bài gốc: Link bài gốc
Tác giả gốc của bài viết: Linh Diệu