Hơn 60.000 liều vắc xin Pfizer được phân bổ từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Để hoàn thành kế hoạch tiêm phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn thủ đô, 18 bệnh viện, viện, đơn vị trung ương trên địa bàn Hà Nội được tiếp nhận hơn 77.000 liều vắc xin Pfizer .
Trong những tháng tới Hà Nội sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế tạo điều kiện phân bổ vắc xin tiêm phủ mũi 2 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1.
Sáng 7-10, Hà Nội phát hiện 2 ca COVID-19 mới đã được cách ly, trong đó 1 bệnh nhân vào chăm mẹ tại Bệnh viện Đức Giang từ ngày 3-9, đến 22-9 xuất hiện triệu chứng và được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
1 bệnh nhân khác đi từ TP.HCM về ngày 4-9, được cách ly tập trung, ngày 21-9 có kết quả dương tính chuyển cách ly tại Bệnh viện Đức Giang.
Theo thống kê đến sáng 7-10, Hà Nội đã hoàn thành trên 7,78 triệu mũi vắc xin, trong đó mũi 1 đạt 5,87 triệu người, đảm bảo 97,6% dân số trên 18 tuổi; trên 1,9 triệu người tiêm đủ 2 mũi (31,7% dân số trên 18 tuổi).
Ngày 6-10, phác đồ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản cập nhật lần thứ 7 được Bộ Y tế đã ban hành, trong bản cập nhật mới này có bổ sung thuốc điều trị mới, các hướng dẫn vào viện, ra viện cập nhật.
Trong đợt dịch từ ngày 27-4, đã có hơn 818.000 bệnh nhân ghi nhận dương tính và được công bố khỏi bệnh có gần 752.000 bệnh nhân, số đang tiếp tục điều trị trên cả nước chỉ còn gần 70.000 bệnh nhân.
Người dân ồ ạt tự về quê
Để phòng, chống dịch nhiều loại hình vận tải hành khách công cộng đã dừng hoạt động từ lâu. Có những nơi đã dừng hoạt động từ tháng 6-7. Trong khi đó đoàn tàu chở khách cuối cùng dừng chạy từ ngày 25-8 cho đến nay.
Theo thống kê hiện tại có hơn 200 máy bay chở khách của các hãng hàng không Việt Nam đã dừng hoạt động trong thời gian dài,
Bên cạnh đó, toàn bộ các đoàn tàu chở khách, phần lớn xe khách, xe taxi, tàu thủy chở khách ở các địa phương đều đang đóng băng. Điều này đã dẫn đến cảnh thất nghiệp cho hàng ngàn lao động, hàng trăm doanh nghiệp vận tải hành khách rơi vào cảnh nợ nần.
Thời gian qua cũng một có những chuyến bay, chuyến tàu, xe khách được địa phương bố trí đưa công dân từ các tỉnh phía Nam về quê.
Tuy nhiên, những chuyến đi này đón những người thuộc diện ưu tiên như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ về quê và chi phí phần lớn do nhà hảo tâm, hội đồng hương, doanh nghiệp ở những tỉnh có điều kiện kinh tế hỗ trợ.
Việc thực hiện cũng gặp khó khăn khi phải trình qua nhiều cấp, nhiều cơ quan chấp thuận, phê duyệt nên số lượng các chuyến đón công dân như trên không nhiều.
Do vậy nhiều bà con chọn phương pháp tự lực gánh sinh, sử dụng xe máy, xe đạp, hoặc đi bộ để trở về quê.