Ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn từ những F0 chưa rõ nguồn lây nhiễm
Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World.
Trong khi đa số bệnh nhân COVID-19 xác định được nguồn lây, TP.HCM đối diện với khá nhiều ca F0 chưa rõ lây nhiễm từ đâu.
Trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM đều có chung nhận định các chuỗi lây nhiễm đã từng bước được khống chế, nhưng vẫn còn có những ca chưa rõ nguồn gốc được phát hiện trong cộng đồng.
Những ngày gần đây các ca chưa rõ nguồn gốc liên tục xuất hiện tại Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình, TP Thủ Đức chỉ phát hiện khi những ca này đi khám sàng lọc và có triệu chứng.

Theo báo cáo có ít nhất 38 ca nhiễm COVID-19 chưa xác định được nguồn lây, trong đó có 8 ca được phát hiện nhờ xét nghiệm, 30 ca khi người bệnh đến khám sàng lọc.
Đánh giá về nguy cơ của việc xuất hiện các ca F0 này, ngành y tế TP.HCM cho rằng đang trong giai đoạn giãn cách xã hội nên “nguy cơ tiếp xúc thấp, không phát tán rộng, chỉ lây lan đến 1, 2 thành viên trong gia đình”.
TS Lê Quốc Hùng – trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết “Nếu không được phát hiện ngăn chặn kịp thời, những F0 mất dấu này vẫn tồn tại lang thang ngoài cộng đồng và đẩy mức độ lây lan dịch bệnh ngày càng rộng. Nếu cắt được F0 đồng nghĩa với việc cắt được nguồn lây và từ đó ngăn chặn được chuỗi lây nhiễm bệnh.

Nếu xét nghiệm đại trà với tốc độ cao trên diện rộng sẽ lòi ra các ca F0 không có triệu chứng. Việc này nếu đủ nguồn lực có thể làm xoay vòng 3 ngày/lần và làm trong 3 lần liên tục sẽ gom hết được các ca F0 trong cộng đồng”.
Áp dụng test nhanh đồng thời cũng sẽ giúp sàng lọc được ca bệnh ở trên diện rộng, nhanh và nhiều lần. Tuy vậy, hiện nay test nhanh không được triển khai đại trà bởi chi phí khá cao.
Ảnh: Tổng hợp
Nguồn tham khảo: Tuổi Trẻ