Chắc chắn bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về số lượng thành viên trong lớp sau khi kiểm tra lại. Ngoài vì không đủ điều kiện tiếp tục duy trì việc học ra, số còn lại chia ra làm 3 hướng. 1. Cảm thấy môi trường hiện tại không phù hợp nên thay đổi môi trường học, 2 là theo đuổi đam mê, đi làm kiếm tiền. 3. Lười nhát. Vậy bạn thuộc tuýp người nào? Nếu bạn chưa bỏ học nhưng vẫn đang nhen nhóm ý định thì những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn.
1| Bỏ học rồi thì mình sẽ làm gì?
Bạn không yêu thích hoặc chán nản ngành đang học nên quyết định bỏ học hay bạn yêu thích một ngành khác hơn. Không ít các trường hợp ngộ nhận đam mê hoặc sở thích rồi bỏ học và trở thành các tỉ phú như Mark Zuckerberg, Bill Gate, Steven Jobs,… thế nhưng không phải ai cũng bỏ học mà thành công cả. Họ chỉ nhắc đến những người thành công trong hàng vạn người bỏ học. Những người thất bại chả ai quan tâm đến.
Thay vì nghỉ làm làm ngay, bạn hãy cho bản thân mình thêm một thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu kĩ hơn về con đường của mình để đưa ra quyết định cuối cùng nhé.
2 | Học lại ngành gì sau khi bỏ học?
Trước khi nghỉ học, bạn buộc phải tìm kiếm cho mình cái ngành mà bạn tin rằng nó sẽ phù hợp với mình. Tuổi trẻ rất ngắn, và không có quá nhiều lựa chọn trong thời gian ngắn vậy đâu. Một năm là khoảng thời gian đã quá đủ để bạn có thể tìm ra đam mê, sở thích cho chính mình.
3 | Mình có nên bỏ để đi làm kiếm tiền ?
Chắc hẳn bạn đã nghe về nhiều người bỏ học để ra làm kinh doanh và kiếm tiền. Nhưng bao nhiều người đã thật sự thành công. Hãy chỉ trở thành lao động phổ thông bình thường. Bao nhiêu người đã từng mơ ước được một lần đi học đại học. Thế nhưng, vì điều kiện, họ buộc phải đi kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Bạn phải hiểu rằng, thời gian học đại học là thời gian tích lũy kiến thức và quan hệ chứ không phải lúc kiếm ra tiền. Nếu bạn yêu thích kinh doanh, hãy cố gắng sắp xếp thời gian rảnh của mình nhé. Việc học nó đơn giản rất nhiều lần so với việc kinh doanh. Nếu học không xong thì sao kinh doanh được nhỉ? Đừng nghe người khác kể quá nhiều về các tỉ phú bỏ học. Tỉ lệ thành công sau khi bỏ học nó chiếm rất rất thấp.
Nên biết rằng, những người kinh doanh giỏi nhất là những người xoay sở được ngay cả khi có cả núi việc. Bởi vì họ quản lý thời gian và công việc hiệu quả.
Hãy xem vừa học vừa làm như một thử thách mà bạn phải vượt qua để thành đạt trong tương lai.
5 | Bằng cấp có quan trọng với bạn?
Bạn vẫn thường nghe những câu chuyện mua bằng, đốt bằng, hoặc tay không với kinh nghiệm tích lũy nhiều nên được vào làm các tập đoàn, công ty lớn. Những câu chuyện trên khiến bạn tin rằng, học đại học không còn quan trọng nữa. Và thế là chán học.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu lầm rằng giá trị của việc đi học không phải nằm ở tấm bằng. Tờ giấy vô tri, vô giác ấy chỉ là minh chứng cho việc bạn đã trải qua một khoảng thời gian có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đó cũng chính là thời gian tuyệt vời nhất của cuộc đời mỗi người.
Trong khoản thời gian này, thứ bạn học được ngoài kiến thức ra, đó là sự kỷ luật, tính nhẫn nại, kỉ năng đối phó với áp lực và các nguyên tắc tập thể. Hay đơn giản hơn là “lời xin lỗi và cách cám ơn”.
Có thể bạn sẽ thành công nếu như bỏ đại học. Tuy nhiên, không ai có thể thành công nếu như thiếu đi các nguyên tắc, kĩ năng sống và giao tiếp với cộng đồng cả.
Do đó, hãy chắc chắn rằng, việc bỏ đại học có phải là sự lựa chọn đúng đắng của bạn ? Bạn có dám chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình về tất cả các vấn đề trong cuộc sống nếu như bỏ đại học. Hãy cân nhắc thật kĩ nếu như bạn đang có suy nghĩ bỏ học nhé!