Mất vệ sinh nơi công cộng phạt nặng thì khó nhưng phạt nhẹ được không? 2021-06-05 05:25:14 Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Mất vệ sinh nơi công cộng phạt nặng thì khó nhưng phạt nhẹ được không? Mức phạt một số hành vi vi phạm môi trường sẽ chính thức có hiệu lực trong tháng 7 tới đây. Theo nghị định 155/2016, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một số địa phương ở TP.HCM do không đủ điều kiện và nguồn lực thực hiện nên không khả thi. Trong đó vi phạm quy định về vệ sinh nơi công cộng (vứt rác, đầu mẩu thuốc lá, tiểu tiện nơi công cộng)… là phổ biến nhất. Nghị định 155/2016 quy định mức phạt cho hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Điểm bất cập ở đây là nếu người vi phạm là người chạy xe ôm hay anh lao công thì gần như họ không có khả năng đóng. Thêm vào đó, địa phương cũng không thể cưỡng chế đóng phạt, thậm chí không thể lập biên bản ra rồi để không. Do đó nghị định 55 sắp tới quy định mức phạt chỉ còn 100.000 – 150.000 đồng. Các hành vi tương tự như tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định thay vì phạt 1-3 triệu đồng thì sắp tới chỉ bị phạt 150.000 – 250.000 đồng, giảm đi 12 lần so với hiện nay. Ngoài ra cũng giảm mức phạt từ 3-5 triệu đồng còn 500.000 – 1 triệu đồng đối với hành vi vứt rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định. Mức phạt nặng nhất hiện nay là 7-10 triệu đồng sẽ giảm còn 2-4 triệu đồng cho hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường khi tham gia giao thông. Trong quá trình soạn thảo nghị định mới để bổ sung cũng như sửa đổi nghị định 155, các cơ quan ban ngành đánh giá với những mức phạt cao như trước đây đã có tính răn đe nghiêm khắc. Giúp cho ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt. Tuy vậy, với mức phạt cao đó sẽ hạn chế khả năng xử phạt của cơ quan chức năng địa phương. Khi bổ sung, sửa đổi luật sẽ theo phương án giảm mức xử phạt để phù hợp với thẩm quyền của địa phương, giúp việc bảo vệ môi trường hiệu quả hơn cũng như khả thi hơn. Ảnh: Tổng hợp Nguồn tham khảo: Tuổi Trẻ Theo dõi Sài Gòn Times để cập nhật tin nhanh và nổi bật tại TP. HCM bạn nhé