Trong mực in của giấy báo hoặc sách vở có chứa chì, tùy theo loại mực in nồng độ chì cao thấp khác nhau, nhưng mức độ nguy hiểm khi chì vào cơ thể thì không thể không nhắc đến.
Bạn có thể thấy điều này khi bạn cầm tờ báo sáng đọc một lúc, tay bạn sẽ bị đen một tí do chì trên báo dính vào tay, hơn thế, nếu bạn qua sát kĩ, tờ giấy báo mới ra lò sẽ có nồng độ chì khá cao. (tờ báo mới khi bạn cầm tay bạn sẽ đen nhiều hơn tờ báo cũ)
Do chì không thể bị oxi hóa hoặc tan trong nước nên khi chúng vào cơ thể, nó sẽ gây tích tụ lại trong cơ thể, gây hại cho bạn như : giảm trí nhớ, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…-theo TS Nguyễn Hữu Hoan thuộc Viện Hóa học Công nghiệp,
Ở Đài Loan, một số nghiên cứu đưa ra kết quả rằng ethanol, isopropanol, toluene là những chất chứa nhiều trong mực in. Đặc biệt là PCBs (Polychlorinated Biphenyls). Khi ở trạng thái khô, nó không gây hại nhưng khi vào cơ thể, môi trường trong cơ thể sẽ khiến chúng gây ảnh hưởng đến bạn khá nhiều nếu hít, ăn phải 1 lượng lớn.
Các nhà khoa học cũng cho rằng, có tới 0,1 – 1mg chì trong 1kg giấy báo. Con người sẽ bị nhiễm độc chì khi hàm lượng chì trong cơ thể tăng lên mức 0,5-2mg. Đặc biệt càng nguy hiểm hơn khi gặp nhiệt độ cao từ các món ăn nóng.
Thậm chí, nếu tiếp xúc nhiều với chì, bạn có thể bị thiếu hồng cầu, rối loạn ý thức, đau đầu, co giật, chậm phát triển chiều cao, viêm gang hoặc ảnh hưởng đến trí tuệ và hệ thần kinh.
Tuy nhiên, với hàm lượng thấp sẽ không gây nguy hại gì, cũng không có biểu hiện tiêu cực nào. Tuy nhiên, chúng sẽ tích tụ lại đến một mức nào đó sẽ bùng phát và tác hại rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, nhiều người vẫn chủ quan dùng giấy báo để gói đồ ăn.
Những loại giấy tuyệt đối không được dùng để gói thức ăn
Bên cạnh giấy báo in, còn có một số loại giấy như giấy bóng kính, màng bocc thực phẩm kém chất lượng, và đặc biệt là giấy bọc hàng, loại giấy thường được các quán ăn nhỏ tại làng Đại học mua về cắt ra và dùng như khăn giấy để phục vụ các bạn sinh viên vì giá thành rẻ hơn các loại khăn giấy khác rất nhiều.
Khác nữa là sách vở cũ, do đã cũ, bụi bẩn và vi khuẩn rất nhiều. Nếu chúng bám vào thức ăn thì sẽ theo đó vào cơ thể của bạn. Thậm chí, mực in trên sách vở cũng có tác hại tương tự mực tin trên báo.