Lễ tốt nghiệp “Bạc Triệu” và những đặc quyền không phải ai cũng có của sinh viên RMIT
Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World.
Chỉ có ai giàu và siêu giàu mới dám vào học RMIT. Nhìn lễ tốt nghiệp thôi đã thấy tốn tiền đến thế.
Lễ tốt nghiệp là sự kiện quang trọng cũng như đáng nhớ của thời sinh viên, khoảnh khắc sinh viên được gọi tên và hiên ngang bước lên sân khấu nhận tấm bằng cử nhân là một cảm giác vô cùng khó tả.
Chắc hẳn mỗi trường sẽ có những cách làm lễ tốt nghiệp khác, vậy những trường được mệnh danh là chỉ dành cho giới giàu và siêu giàu tốt nghiệp sẽ ra sao thì có gì khác biệt?

Điều kiện tốt nghiệp đầu ra của RMIT: Vào đã khó, ra còn khó gấp bội lần
Để đủ điều kiện xét tuyển vào đây, bạn phải dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT và yêu cầu tiếng Anh theo chuẩn của trường. Trong đó, thí sinh cần tốt nghiệp THPT với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10 điểm trở lên.
Về yêu cầu tiếng Anh, thí sinh cần đạt IELTS học thuật 6.5+ trở lên (không có kỹ năng nào dưới 6.0) hoặc TOEFL iBT 79+ (điểm tối thiểu từng kỹ năng đọc 13, nghe 12, nói 18, viết 21) hoặc Pearson Test of English học thuật 58+ (không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50) hoặc Cambridge English Advanced (CAE) hoặc Proficiency (CPE) 176+ (không kỹ năng nào dưới 169) hoặc tương đương.
Khi vào trường, bạn sẽ phải học tập bằng tiếng Anh nên không có vốn tiếng anh tốt bạn sẽ rất khó bắt kịp bài giảng của thầy cô.

Các bạn còn phải trải qua những đánh giá thực tiễn tùy theo từng ngành học, bao gồm bài tập, viết luận, thuyết trình cá nhân hay theo nhóm, các dạng đồ án. Ở đây thang điểm quy định cho môn học là 100, bao gồm: NN (0-49) trượt môn, PA (50-59) vừa đạt qua môn, CR (60-69) mức khá, DI (70-79) mức giỏi, HD (80-89) mức xuất sắc.
Sau đó, điểm môn học sẽ được tính ra điểm trung bình (GPA) theo thang 4.0. Do đó, những ai hay cúp tiết, trốn học hay không tích cực trong các hoạt động nhóm hẳn cũng nằm trong nhóm nguy cơ “tạch” rất lớn.
Lễ tốt nghiệp đặc biệt, nhiều nghi thức, và trang phục siêu đẹp
Chi tiết quan trọng nhất của một buổi lễ tốt nghiệp đó là lễ phục, tham dự lễ tốt nghiệp phải mặc lễ phục tốt nghiệp phù hợp với bằng cấp. Riêng các tân cử nhân sẽ khoác lên mình áo choàng đen, mũ trùm lụa đen viền mép với dải bện màu trắng và đường viền lụa có màu tùy theo màu quy định của ngành học, nón vuông đen với chóp tua lụa đen.
RMIT hiện dành ra 15 màu sắc tượng trưng cho 15 ngành học, riêng màu đỏ dành cho các nghiên cứu sinh sẽ nhận bằng tiến sĩ.

Một trong những phẩm vật đặc biệt nhất của buổi lễ, được đặt tại vị trí chính giữa sân khấu là quyền trượng. Quyền trượng biểu đạt uy quyền của Chủ tịch Hội đồng trường với tư cách là người đứng đầu nghi lễ của Đại học RMIT. Đây được xem là một điểm khác biệt siêu hay ho so với các trường ĐH khác.
Dù ra trường nhưng vẫn còn vô số đặc quyền của cựu sinh viên

Nhà trường giúp cựu sinh viên phát triển sự nghiệp bằng các hội thảo phát triển chuyên môn và cá nhân, tạo cơ hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp, được tham gia các hoạt động giao lưu và sự kiện đặc biệt. Sử dụng miễn phí dịch vụ thư viện trực tuyến và trực tiếp, được nhận ưu đãi cho các chương trình học tiếp theo, được nhận giảm giá từ các thương hiệu đa dạng trên toàn quốc từ ăn uống, mua sắm & giải trí, làm đẹp & phúc lợi, khách sạn & du lịch. Bạn cũng có thể sử dụng phòng tập thể thao miễn phí.
Ảnh: Tổng hợp
Nguồn tham khảo: Kenh14
Tham gia group Chuyện Sinh Viên để cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm đẹp nhất của thời thanh xuân nhé bạn yêu ơi!