Khuyến cáo F0: Không phải cứ ăn đồ bổ là tốt
Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️
Bác sĩ khoa dinh dưỡng vừa đưa ra lời khuyên không phải cứ ăn đồ bổ là tốt. Thay vì cứ cố bắt ép mình ăn thật nhiều đồ bổ, thì hãy nâng cao sức khoẻ bản thân bằng cách nghỉ ngơi đủ, tập thở nhẹ nhàng mỗi ngày…
Hiện nay nhiều F0, F1 đủ điều kiện được thực hiện cách ly y tế, theo dõi sức khoẻ ngay tại nhà. Trong khoảng thời gian này, họ thường không cần dùng đến các loại thuốc đặc trị mà thay vào đó là không ngừng tăng cường sức khoẻ của bản thân.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đang làm sai cách. Điển hình nhất chính là việc cố ăn những món có chất dinh dưỡng cao cùng một lúc.
TS.BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng khoa Dinh dưỡng trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho biết, những ngày vừa qua, bà đã nhận được rất nhiều cuộc gọi cầu cứu của người mắc Covid-19.
Một trong số đó, gia đình người có chồng 40 tuổi, nhiễm bệnh, dù vợ hết lòng chăm sóc, ngày ngày đi mua toàn đồ ăn bổ dưỡng cho nhưng bệnh tình của ông vẫn chẳng có tí khả quan nào.
Giải thích về điều này, bác sĩ Phi cho biết, việc đi chợ, nấu đồ nhiều chất, dỗ dành cho người bệnh như vậy thật ra không phải là cách tốt, thậm chí còn gây ra phản tác dụng, khiến hệ tiêu hoá bị kích thích, sinh hiện tượng tiêu chảy và nôn ói…
Không chỉ vậy, để tiêu hoá được hết số lượng lớn chất đạm, chất béo hay hấp thụ và chuyển hoá những loại thức ăn bổ dưỡng vừa nạp vào thì cơ thể cần phải dùng đến một lượng lớn oxy, từ đó khiến người bệnh thêm mệt mỏi hơn.
Trên thực tế, ngay cả trong phòng hồi sức, các bệnh nhân cũng được nuôi dưỡng bằng cách truyền dung dịch glucose.
Bởi trong khoảng thời gian bệnh cấp tính và chưa ổn định, rất dễ sinh ra các rối loạn chức năng (như phản ứng viêm, rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan…).
Vì vậy, bác sĩ Phi nhấn mạnh: “Việc nấu nướng thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức đề kháng khi bệnh đang bắt đầu trở nặng là lý thuyết truyền miệng và sai về mặt sinh lý.”
trong khoảng thời gian thực hiện cách ly tại nhà bác sĩ cũng khuyến cáo các F0 tuyệt đối không được dùng thuốc hay thực hiện những cách tự điều trị sức khoẻ theo các lời khuyên không rõ nguồn gốc, hiệu quả trên mạng xã hội.
Thay vào đó, nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng gì bất thường, hãy liên hệ ngay với các nhân viên y tế, bác sĩ có chuyên môn để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Về chế độ ăn uống, nếu thấy cơ thể mệt mỏi, người bệnh chỉ nên húp cháo loãng, uống nước ấm nhiều lần trong ngày và bổ sung một viên vitamin đa sinh tố là đủ.
Như vậy các tế bào sẽ được duy trì với oxy, glucose và nước. Sau khi tình trạng ổn hơn, mọi người mới tiếp tục xây dựng chế độ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục, tuy nhiên cũng cần phải thật hợp lý và khoa học.
Bác sĩ Phi cũng nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất mà mỗi người bệnh cần phải trang bị trong suốt hành trình chống lại dịch bệnh đó là một tâm lý thật lạc quan, tuyệt đối không hoảng loạn hay lo lắng mỗi khi nghe những thông tin tiêu cực.
Đồng thời, những ai có chuyển biến nặng, phải nghỉ ngơi thật nhiều để tiết kiệm oxy tối đa cho việc chống bệnh.
Đối với những người chăm sóc các bệnh nhân, hãy luôn bên cạnh họ bằng tình yêu thương. Tuy nhiên cũng phải nâng cao đề phòng để bản thân không bị lây bệnh theo, trở thành chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình.
Dù có nhiễm Covid-19 hay không thì trong thời điểm hiện tại, mọi người cũng hãy chủ động nâng cao sức đề kháng của bản thân, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nhé.