Khi bị Covid-19 người bệnh nên làm điều này để giảm các triệu chứng như ho đàm, sổ mũi 2021-08-27 03:12:24 Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Duy Nguyễn Hi ! Welcome to My World. Khi bị Covid-19 người bệnh nên làm điều này để giảm các triệu chứng như ho đàm, sổ mũi Xin bác sĩ chỉ cho tôi cách xông để giảm các triệu chứng Covid-19 như ho đàm, sổ mũi… Người bệnh có nên xông thường xuyên không bác sĩ? Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chia sẻ: Những lá có sẵn tại địa phương để nấu một nồi nước xông tại nhà như sau: – Lá có tác dụng kháng sinh: Lá hành, lá tỏi, kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh… – Lá có tác dụng hạ sốt: Lá tre, lá trúc, đậu săng, lá duối… – Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: Lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu… Mỗi thứ một nắm nhỏ, tổng cộng khoảng 200-300 gram, rửa sạch lá, cho vào nồi khoảng 2-3 lít nước, đun sôi. Đặc biệt, những lá có tinh dầu cho vào sau khi nước đã sôi, đậy kín vung, đun sôi lại khoảng 10-15 phút, bắc ra. Khi xông trùm chăn kín cả người nếu xông toàn thân, kín 1 vùng nếu xông bộ phận. Xông tai mũi họng thì trùm kín vùng đầu mặt cổ và nồi xông. Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Mỗi lần xông hơi tối đa 15-20 phút. Liệu trình trong giai đoạn hiện nay là xông liên tục 2 tuần. Những điều cần lưu ý Các đối tượng cần hạn chế hoặc tránh xông hơi là: Trẻ nhỏ, người lớn tuổi và người mắc các bệnh mạn tính như hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, thiếu máu não, tiểu đường, bệnh thận, suy tim… vì có nguy cơ bị mất nước cao hơn. Một số trường hợp về sức khỏe cần lưu ý không nên xông hơi vì khi xông hơi thường sẽ mất nước và chất điện giải, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, khô da… Lợi ích của việc xông Giúp giảm tải lượng vi rút, sát khuẩn mũi họng, tăng thông khí hô hấp, chống nhiễm khuẩn, làm ra mồ hôi thải độc cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu. Đây là phương pháp hỗ trợ tốt trong việc cải thiện triệu chứng: Cảm ho, sốt, ho có đờm, thông khí dễ thở, kích thích vị giác, khứu giác, góp phần nâng cao sức đề kháng phòng dịch Covid-19. Chế độ ăn, luyện tập nâng cao sức đề kháng – Giảm stress: Không quá căng thẳng về dịch bệnh nói chung và COVID- 19 nói riêng, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc (nên nghỉ trưa, ít nhất 30 phút), tránh các công việc gây stress hay thư giãn. Tránh ngủ sau 22h, trường hợp thức khuya không ngủ sau 23h. – Chế độ ăn: Chế độ ăn uống phong phú và đa dạng là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đầy đủ đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, tránh ăn nhiều các thức ăn chiên xào. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất là các loại vitamin, ăn nhiều rau củ quả tươi. Hạn chế thuốc lá rượu bia, hạn chế bia rượu, cà phê. – Tập thể dục, dưỡng sinh: Tập thở bụng ngày 4 lần, mỗi lần 3-5 phút để tăng sức khỏe. Tập thể dục (thư giãn) giữa giờ. Tự xoa bóp toàn thân lúc sáng dậy.