Giải đáp thắc mắc Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF Việt Nam):
Công việc làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều trong nhà thường xuyên là biện pháp phòng ngừa quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV.
Mỗi ngôi nhà đều khác nhau, nhưng các bề mặt có sự tiếp xúc/đụng chạm cao thông thường bao gồm: Tay nắm cửa, bàn, ghế, tay vịn, bề mặt bếp và phòng tắm, vòi, nhà vệ sinh, công tắc đèn, điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng, bàn phím, điều khiển từ xa, bộ điều khiển trò chơi và đồ chơi yêu thích. Các bề mặt này cần được làm sạch và khử trùng thường xuyên để phòng tránh lây nhiễm nCoV.
Sử dụng gì để làm sạch và khử trùng?
Đối với bề mặt bị bẩn, trước tiên hãy làm sạch bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa và nước sạch. Sau đó, sử dụng sản phẩm khử trùng có chứa cồn (khoảng 70%) hoặc thuốc tẩy. Giấm và các sản phẩm tự nhiên khác không được khuyến khích.
Ở một số nơi, nếu bạn có thể khó tìm thấy thuốc xịt và khăn lau khử trùng. Trong những trường hợp như vậy, hãy tiếp tục làm sạch bằng xà phòng và nước. Dung dịch tẩy gia dụng đã pha loãng cũng có thể được sử dụng trên một số bề mặt.
Cách thức khử trùng
Thứ nhất, điều quan trọng là không lau dung dịch tẩy rửa ngay sau khi bạn vừa thoa lên bề mặt. Nhiều sản phẩm khử trùng, chẳng hạn khăn lau và thuốc xịt, cần phải để ướt trên bề mặt trong vài phút để có hiệu quả.
Bạn cần đọc hướng dẫn để đảm bảo sử dụng các sản phẩm được khuyến nghị, tránh làm hỏng vật dụng nhạy cảm như điện thoại di động và thiết bị điện tử khác. Bạn nên cân nhắc sử dụng khăn lau bề mặt an toàn dành riêng cho các thiết bị điện tử.
Ngoài đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm làm sạch, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi khử trùng đồ, bao gồm đeo găng tay và đảm bảo rằng nhà ở có hệ thống thông gió tốt