So với các sàn thương mại điện tử khác thì tuổi đời của shopee khá trẻ, nhưng điều gì khiến Shopee trở thành một cường quốc bán lẻ?
Câu trả lời nằm ở ba yếu tố chiến lược quan trọng thúc đẩy hành trình của họ.
Tối ưu hoá thiết bị cho di động
Ngay thừ thời điểm bắt đầu Shopee đã coi di động là một xu hướng mới nổi và là con đường phát triển cho thương mại điện tử trong khu vực.
Đồng thời, Shopee cũng nhận định rằng mua sắm trực tuyến phải phát triển để phù hợp với nhu cầu của giới trẻ – thế hệ khách hàng đã lớn lên trong giao tiếp, làm việc và giải trí trên thiết bị di động.
Kết hợp với thời đại công nghệ – khi mỗi người đều sở hữu ít nhất 1 thiết bị di động – sự tối ưu này của Shopee là một hướng đi chính xác giúp đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và mức độ phổ biến, vượt trội hơn hẳn so với đối thủ. Điển hình, trong quý đầu tiên của năm 2020,
Shopee dẫn đầu thị trường thương mại điện tử tại Malaysia với 27 triệu lượt clicks chỉ trong vòng 3 tháng. Con số này vượt xa so với trang hương mại điện tử thứ hai ở Malaysia, Lazada, với 12 triệu lượt clicks.
Shopee cho biết hơn 95% đơn hàng trên nền tảng này hiện được thực hiện trên thiết bị di động.
Đáp ứng nhu cầu đó, Shopee cho phép người mua có thể lướt, tìm, chọn sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi tình trạng giao hàng chỉ trên một ứng dụng di động duy nhất.
Theo báo cáo do iPrice Group công bố, Shopee đã tiếp tục dành vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vào quý III năm 2020 với lượng truy cập trung bình mỗi tháng đạt 62,7 triệu lượt, tăng 19% so với quý trước đó và 81% so với cùng kỳ 2019.
Tính bản địa hoá
Đặc biệt trên thị trường Đông Nam Á là một khu vực chứ không phải là một thị trường riêng lẻ. Mỗi quốc gia có những đặc điểm và thách thức khác nhau, và đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng cũng khác nhau giữa các thị trường.
Từ đặc điểm này, Shopee thực hiện phương pháp bản địa hóa ở từng thị trường để mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến phù hợp nhất dựa trên việc nắm bắt từng thị trường và hành vi của khách hàng.
Ngoài việc có các văn phòng và đội ngũ nhân viên tại mỗi quốc gia mà Shopee hoạt động, mỗi thị trường tại đây đều được chú trọng yếu tố bản địa trong các danh mục sản phẩm và chiến dịch tiếp thị.
Ví dụ sinh động nhất của chiến lược này chính là Việt Nam – nơi Shopee luôn chọn lựa những gương mặt đại diện cho các chiến dịch là những nghệ sĩ, những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng và được yêu thích tại nhất.
Có thể thấy rõ, Shopee đã rất khéo léo khi chọn “Ông hoàng trào lưu” Sơn Tùng MTP để thu hút giới trẻ – những khách hàng tiềm năng tại đây.
Chính nhờ chiến dịch quảng cáo này mà câu slogan “Thích Shopping, lướt Shopee” đã nổi bật trong thời gian đầu, khi sàn thương mại điện tử này tấn công vào thị trường Việt Nam.
ngoài ra shopee nắm bắt rất tốt trào lưu, ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam tạo ra kỳ tích Thường Châu, thủ môn Bùi Tiến Dũng được Shopee lựa chọn trở thành gương mặt đại diện.
Ở chiến dịch quảng cáo của Shopee, thủ môn Bùi Tiến Dũng đã kết hợp cùng với ca sĩ Bảo Anh để tạo nên đoạn quảng cáo viral trên mạng xã hội và các kênh online.
Hơn cả một ứng dụng online
Một bước đi quan trọng khác: Shopee cập nhật những tính năng nhằm cung cấp trải nghiệm tương tác và cá nhân hóa cho người dùng.
Nền tảng này tạo ra trải nghiệm phong phú bằng cách xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối và giao tiếp với nhau.
Đó là khi Shopee tận dụng dữ liệu và AI để xác định các mẫu sản phẩm và thông tin chi tiết từ việc “lướt app” và mua hàng của người dùng để cá nhân hóa những trải nghiệm mua sắm.
Thay vì chỉ tập trung vào việc thúc đẩy mua sắm, thương hiệu hay người bán có thể thu hút và tạo mối quan hệ với khách hàng thông qua những hoạt động tương tác trên Shopee Live, Shopee Live Chat, Shopee Feed.
Không những vậy, tính năng Shopee Live được Shopee tung ra nhằm cạnh tranh với Lazada. Trước đó không lâu, Lazada đã triển khai “Laz Live”, cho phép người bán livestreamđể tương tác với người dùng của họ, giúp nâng cao trải nghiệm thực tế khi mua sắm online.
Nhìn thấy cơ hội đó, Shopee Live đã lập tức phủ sóng các thị trường mà Lazada triển khai và thêm nhiều khu vực khác. Việc ra mắt Shopee Live tỏ ra cực kỳ hiệu quả.
Người bán và thương hiệu nhận xét rằng doanh số bán hàng tăng vọt 75% sau khi tổ chức các livestream, theo thống kê từ 4 quốc gia Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore.
Đồng thời, Shopee Feed được ra mắt vào đầu năm 2020. Tính năng này cho phép các thương hiệu tổ chức các chương trình tặng quà, người dùng bình luận, thích các bài đăng tương tự như trải nghiệm sử dụng Instagram.
Điểm cộng của Shopee Feed là giao diện được thiết kế khá đẹp và dễ sử dụng, với các bài đăng được quản lý trực tiếp bởi các thương hiệu hay người bán.
Nếu đặt lên bàn cân, có thể nhìn sang một chức năng tương tự được Lazada tung ra vào đầu năm 2019. Tính năng này không đạt được nhiều sức hút, khi giao diện sử dụng không trực quan và các bài đăng có vẻ như được tạo bởi AI.
Bởi thiếu tương tác giữa người mua và người bán, khách hàng đã thể hiện sự không hài lòng về ứng dụng và đặt câu hỏi: Lazada ra mắt tính năng này nhằm mục đích gì?
Tương tự là Shopee Live Chat – tính năng trò chuyện trực tiếp trên Shopee. Tại đây, người bán và người mua trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan đến sản phẩm.
Live Chat trên Shopee cho phép người dùng giao tiếp, giải quyết các vấn đề ngay lập tức, thay vì nhận được email tự động “Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn” và tốn nhiều thời gian chờ đợi.
Cuối cùng, Shopee Xu cũng là một tính năng được người dùng vô cùng yêu thích bởi nó miễn phí và kết hợp cùng những trò chơi vui nhộn, giao diện bắt mắt – điều mà nhiều trang thương mại điện tử khác chưa thể cải thiện trong trải nghiệm sử dụng của nền tảng này.