Định mức chi phí điều trị F0, chi trả ra sao? 2021-09-20 07:16:53 Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Định mức chi phí điều trị F0, chi trả ra sao? Trên thực tế dù nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ bệnh nhân Covid-19, thế nhưng chi phí điều trị vẫn còn rất lớn. Trong tình hình hiện tại dịch bệnh tại nước ta vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Mỗi ngày Bộ Y tế lại ghi nhận số lượng lớn ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, nhiều bệnh nhân đã phải chuyển vào các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến…để kịp thời điều trị. Chi phí ngân sách được dùng để chi trả cho các F0 này cũng khá lớn, nhất là những trường hợp nặng phải hồi sức, điều trị dài ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, nhà nước sẽ quyết định mức chi phí điều trị khác nhau. Trên thực tế có rất nhiều ca bệnh cần nhiều chi phí. Thậm chí có những trường hợp lên đến gần 4 tỉ đồng. Hiện tại, theo chính sách mới nhất, tất cả các bệnh nhân mắc Covid-19 nếu không có bệnh lý nền kèm theo thì đều được nhà nước chi trả 100% phí điều trị. Bởi lẽ, Covid-19 đang được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm A. Đối với những trường hợp có bệnh lý nền, nếu tham gia BHYT thì sẽ được BHYT chi trả theo quy định. Người bệnh cũng sẽ phải đồng chi trả một phần không quá lớn, khoảng 20% trong tổng số chi phí BHYT. Một chuyên gia y tế cho biết, thông thường, các bệnh nhân nhẹ, vừa, trung bình sẽ dao động từ 1-20 triệu đồng/người. Các ca F0 tầng 2, 3 (tình trạng bệnh nặng) sẽ cần hỗ trợ thở máy theo các mức độ, bao gồm thở không xâm lấn, có xâm lấn và nặng phải cần đến lọc máu hoặc can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Nếu chỉ tính riêng tiền thuốc men, vật tư y tế tiêu hao điều trị, sẽ tốn ít nhất từ 1-1,5 triệu đồng/ngày (với ca bệnh thở máy không xâm lấn) và ít nhất từ 3-3,5 triệu/ngày (với ca bệnh thở máy có xâm lấn). Với nhóm có chi phí điều trị cao thứ 2 là những bệnh nhân phải lọc máu liên tục hoặc can thiệp ECMO, số tiền mỗi ngày phải bỏ ra sẽ rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng/ngày (mức tối thiểu). Đặc biệt, trong quá trình điều trị còn có thể phát sinh nhiều chi phí khác phụ thuộc vào bệnh trạng, số ngày điều trị dài hay ngắn. Còn nếu không có thì trung bình, các bệnh nhân phải can thiệp ECMO cũng đã mất đến 15-30 ngày điều trị. Còn nếu ca bệnh nặng có thở máy nhưng chưa cần can thiệp ECMO thì chi phí cũng khoảng 100-200 triệu đồng/người tùy thuộc vào thời gian điều trị. Cuối cùng là nhóm bệnh nhân phải hồi sức chuyên sâu, thở máy, lọc máu liên tục và chạy ECMO (tim phổi nhân tạo)… Đây là nhóm bệnh nhân cần nhiều chi phí điều trị nhất, rơi vào khoảng từ 1,2 – 1,5 tỉ đồng/người. Bộ Y tế cho biết, tính đến ngày 18/9, cả nước có 677.023 trường hợp mắc Covid-19. Trong số đó, có đến 5.477 ca bệnh nặng đang điều trị, với 916 ca thở oxy dòng cao HFNC, 232 ca thở máy không xâm lấn, 771 ca thở máy xâm lấn và 34 ca phải can thiệp ECMO. Trong giai đoạn này, mỗi bà con hiện nay nên tăng cường thực hiện các biện pháp phòng dịch hơn. Như vậy mới có thể vừa bảo vệ sức khoẻ bản thân, vừa không phải đau đầu lo nghĩ về chi phí điều trị.