Không có độ tuổi nào quy định cho sự trưởng thành. Lớn lên, già đi và sự trưởng thành là hoàn toàn khác nhau. Có những người đã trưởng thành khi chỉ vừa 20 hoặc sớm hơn. Nhưng cũng có những người mãi hơn 30 tuổi rồi vẫn chưa chịu lớn.
1. Mối quan hệ
Đàn ông trưởng thành thường có những mối quan hệ khá phức tạp và rất nhiều. Mối quan hệ của họ được tạo ra dựa trên những người cùng chí hướng trong công việc hoặc chỉ nhằm mục đích phục vụ cho công việc. Họ cũng có những mối quan hệ thâm tình giữa những người bạn lâu năm.
Và điểm chung giữa những mối quan hệ đó là cần phải được nuôi dưỡng. Tùy vào mối quan hệ đó là gì, đàn ông trưởng thành có cách nuôi dưỡng khác nhau. Nếu đó là bạn bè thân thiết thì họ có thể “xõa” thoải mái mà không cần kiêng kị điều gì. Thế nhưng, nếu đó là một mối quan hệ đối tác. Họ sẽ có những biểu hiện trầm lặng, chính chắn hơn.
Đối với họ, tình yêu rất quan trọng nhưng họ không thể dành quá nhiều thời gian cho việc đó. Không phải họ không tôn trọng đối phương mà là vì họ có quá nhiều thứ phải lo. Không giống như những chàng trai trẻ, thời gian của họ trong một ngày không có nhiều.
2. Thời gian một ngày
Một ngày có 24 tiếng, thế nhưng khi trưởng thành, đàn ông sẽ có những cách sử dụng thời gian có trách nhiệm hơn. Họ có nhiều thứ phải làm hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Nếu khi còn là một cậu sinh viên, họ sẽ không có mất thời gian cho công việc cũng như những mối quan hệ đối tác làm ăn. Thế nhưng khi ra đời, họ có nhiều mối quan hệ để trưởng thành hơn. Họ buộc phải cắt thêm thời gian cho những mối quan hệ để công việc tốt hơn cũng như dành thời gian nhiều hơn cho công việc.
Điều đó khiến họ trông như lúc nào cũng rất bận rộn. Vì khi trưởng thành, họ hiểu được giá trị của thời gian rất nhiều.
3. Hình ảnh bên ngoài xã hội
Hình ảnh của họ khi xuất hiện bên ngoài xã hội cũng ngày càng nghiêm chỉnh và chững chạc hơn. Họ không còn ngồi ở nơi công cộng bàn về những con game hay bộ phim mình yêu thích. Nếu họ muốn trao đổi về chủ đề đó, họ sẽ tìm một nơi khác thích hợp hơn với những người bạn thân của họ.
Họ đặt ra cho mình nhiều quy chuẩn hơn vì ở giai đoạn này, áp lực của họ không phải là điểm số ở các môn nữa mà là có ai làm việc với mình hay không. Họ không muốn hình ảnh của bản thân xấu đi, hoặc những người xung quanh có cái nhìn không mấy thiện cảm. Vì tiếng tốt không ai nói, nhưng tiếng xấu sẽ đồn xa và thậm chí còn được thêu dệt thêm
Do đó, đôi lúc khi ở nhà họ có thể như một cậu nhóc 16, 18 tuổi. Thế nhưng khi ra ngoài, họ lại trở thành một người khác. Đầm tính, chững chạc hơn. Đó không phải là họ cố tình diễn mà đó là thói quen cũng như bản năng của họ đã tôi luyện họ trở thành những người có khả năng thích nghi với xã hội hơn.
4. Áp lực cuộc sống nhiều hơn
Từ xưa đến này, đàn ông luôn được xem là trụ cột gia đình. Điều này vô tình khiến áp lực của họ trở nên nặng hơn so với phụ nữ. Khi bắt đầu đi làm, có có nhiều thứ phải lo hơn. Mà đa số những thứ ấy đều cần đến tiền.
Khi trưởng thành, họ buộc phải tự nuôi sống bản thân của mình. Sau đó là tới cha mẹ ở nhà và phải dành dụm tiền để có thể lập gia đình. Họ không còn muốn tìm công việc nào phù hợp hơn như thời còn trẻ. Mà khi trưởng thành, họ muốn nâng cao vị trí của mình trong công ty cũng như giữ vững vai trò, vị trí của mình trong công ty hơn là nhảy việc.
Thời điểm này cũng là thời điểm họ không được phép mắc sai lầm quá nhiều. Vì họ không còn nhiều thời gian để có thể gầy dựng lại mọi thứ như lúc trẻ. Những gì họ mất lúc này sẽ vô cùng có giá trị và là một bài học đắc giá.
Những lúc công việc không như ý muốn, họ thường trầm lặng ngồi suy nghĩ về nó. Họ không muốn chỉ vì sự cố ấy mà vị trí của họ trong công việc bị ảnh hưởng cũng như không thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.
5. Là người của công việc
Họ hiểu được vấn đề không ai cho tiền họ để ngồi chơi cả. Họ phải luôn nâng cao giá trị của mình. Lúc này họ suy nghĩ nhiều hơn về tương lai. Họ không muốn thua thiệt bất kì ai. Nếu khi là sinh viên, họ có thể thua thiệt với bạn bè về điểm số. Riêng khi bắt đầu đi làm rồi, thu nhập mới là thứ để họ tranh đua.
Họ không muốn thua thiệt với bạn bè về thu nhập. Do đó, họ luôn tìm cách kiếm tiền. Một phần để có thể tự tin hơn khi nói chuyện về thu nhập với bạn bè. Một phần là họ cũng muốn mình và người thân có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đã là công việc thì sẽ có áp lực, làm càng nhiều việc, áp lực của họ cũng càng nhiều. Áp lực càng nhiều họ càng suy nghĩ nhiều hơn. Khi quá mệt mỏi khi phải nghĩ nhiều. Họ thường muốn một mình trải qua sự chênh vênh, mệt nỏi đó hơn là nói ra cùng ai đó. Vì nếu người họ chia sẻ không hiểu ý, hoặc không đồng cảm được, nó sẽ khiến sự chia sẻ phản tác dụng. Khiến tâm trạng họ tồi tệ hơn.
6. Tình yêu
Họ không yêu mãnh liệt, không cuồng nhiệt như cái người ta gọi là tuổi trẻ. Họ thích một tình yêu nhẹ nhàng, lâu dài và động viên nhau những lúc mệt mỏi. Họ không còn quan tâm nhiều về vẻ bề ngoài của đối phương mà thay vào đó là tính cách, sự thấu hiểu hơn. Với họ, khi xác định mối quan hệ yêu đường cũng là lúc họ muốn đó là mối quan hệ lâu dài và cùng đối phương tiến thêm bước nữa.
Đôi khi điều họ cần không phải là đối phương lúc nào cũng bên cạnh họ mà là đối phương chịu lắng nghe và thấu hiểu. Đàn ông trưởng thành thường có cách yêu rất khó hiểu. Lúc lạnh lùng, lúc ấm áp, lúc lạnh nhạt lúc quan tâm. Nhưng họ luôn muốn người họ thương sẽ hiểu được những lúc họ vô tâm không phải là vì họ hết thương mà là lúc đó họ đang rất áp lực.
Họ cũng chẳng muốn đem chuyện tình cảm lên mạng xã hội nhiều. Họ có những lo lắng ít ai hiểu mà một trong những lo lắng đó là việc nếu như trong công việc họ không đạt được mục tiêu đặt ra, họ sẽ bị người khác nói là do mối quan hệ tình cảm của họ ảnh hưởng dùng điều đó không phải là nguyên nhân.
Dù là khó hiểu như vậy, thế nhưng một khi họ đã yêu họ sẽ xác định đó là mối quan hệ lâu dài.
Có thể nói, đàn ông trưởng thành thường sống rất nội tâm. Họ rất hạn chế chia sẻ về những thứ họ đang giữ trong lòng. Nhưng khi họ tìm được người để chia sẻ, họ sẽ nói không ngừng. Nói để trút hết gánh nặng ra khỏi lòng.