“Tại sao tôi phải đi họp ở công ty lúc 8h sáng? Vâng! Sếp của tôi đặt lịch họp, và chúng tôi cần làm việc hết công suất. Vì vậy mỗi sáng tôi tất tưởi chạy tới văn phòng và ngồi vào bàn làm việc cùng một tách cà phê và mái tóc chưa kịp chải của mình.
Tôi đã cố gắng ngủ nhưng không thể yên giấc vì trong đầu có quá nhiều dự án đang dở dang và rất nhiều ý tưởng chồng chất trong đầu. Một vài thứ trong đó đang được thực hiện, còn lại mới chỉ là dự định. Vì vậy, tôi làm việc tới tận 3h sáng là điều bình thường. Tuy nhiên điều này làm tôi kiệt sức vào ngày hôm sau.
Sếp của tôi thấy tôi có vẻ không tỉnh táo và tôi đã nói rằng đa số tôi làm việc thâu đêm. Thế nhưng ông lại nghĩ tôi là người chưa trưởng thành khi nhún vai rằng “Trời ơi, cậu là cú đêm à”.”
Đó là những gì mà các cú đêm phải chịu và phải chấp nhận trong cái cuộc sống đầy bộn bề này.
Khá nhiều người bên ngoài nhìn vào và cho họ một cái nhãn “ vô kỉ luật”.
Văn hóa khởi nghiệp luôn được người ta quảng bá bởi những hình ảnh nhất định của doanh nhân. Đó là một người thức dậy trước bình minh để bắt đầu lịch trình làm việc của họ. Vậy khi tôi cũng thức lúc bình minh. Có được tính không nhỉ?
Một số người trong số chúng ta đã phải dành cả cuộc đời mình để đấu tranh đi tìm những thứ giống với kỳ vọng của cả thế giới và rồi làm hết sức mình để phù hợp với lịch trình của họ. Rốt cuộc thì, chúng ta chẳng có một giây phút nào để bản than thực sự “relax”. Chúng ta làm việc hiệu quả nhất vào buổi chiều và thường là đêm khuya. Đó là lúc chúng ta sáng tạo nhất và đạt được hiệu suất cao nhất. Và những điều mà những người như chúng ta làm ra đều vượt ra xa khả năng của đồng nghiệp mình.
Vậy chúng ta phải trả giá như thế nào?
Những người khác thường gọi ta là kẻ chậm chạp, bị xem là ích kỉ, và vô trách nhiệm, để từ đó ta luôn cảm thấy mặc cảm với những thứ mình làm. Một số người trong chúng ta thậm chí còn che giấu không cho người khác biết thói quen làm việc buổi đêm của mình. Chúng ta viết mail sau nửa đêm nhưng lại đặt lịch gửi vào 8:43 sáng để mọi người nghĩ rằng có vẻ chúng ta đã thức dậy và làm nó. Chúng ta thấy những bài báo và blog viết về tầm quan trọng của giấc ngủ và thói quen làm việc vào buổi sáng, nhưng rồi ta lại lờ nó đi và coi như chưa từng xem qua nó. Điều mà họ viết ra thực sự làm chúng ta cảm thấy xấu hổ.
Bộ não bị quá tải
Ở trường học, tôi đã từng không có lựa chọn nào khác việc đi học lúc 8h sáng. Dù có cố gắng thì tôi cũng luôn đi học trễ vài phút. Giáo sư của tôi nghĩ rằng tôi là thành phần không đáng chú ý cho tới khi bài báo đầu tiên của tôi xuất bản. Ông đã kéo tôi lại và nói tôi đã làm rất tốt, và thêm nữa nếu tôi chú tâm thì mọi thứ đều thật sự hoàn hảo.Sau đó ông ấy thật sự rất tôn trọng tôi. Và tôi học một khóa khác từ ông trong kì học tiếp theo sau đó chúng ta gặp nhau vào buổi chiều: Trông bạn có vẻ trưởng thành hơn.” Ông ấy nói với tôi”. Chúng ta đều không tin được có một ngày ông lại nói với tôi những điều tuyệt vời đó phải không nào. Sau tất cả, tôi học được một điều rằng người khác chỉ quan tâm đến kết quả chứ không cần biết khi nào bạn đi ngủ hoặc bạn thức dậy vào lúc nào.
Cộng đồng y tế mô tả chúng ta như những “con cú đêm” khi đi ngủ trễ, và đặt cho chúng ta một chứng rối loạn. Rối loạn này có thể gây ra vấn đề nếu bạn có một lịch trình làm việc cứng nhắc. Nhưng không, thay vào đó có một số người trong chúng ta đã tạo ra một cuộc sống và sự nghiệp khai thác thói quen và sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.
Nếu chúng ta có thể làm việc khi chúng ta muốn và ngủ khi cơ thể cần, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Vậy làm sao để không thức khuya làm việc nữa? Tôi có một số gợi ý cho bạn đây: Đầu tiên, tôi đã tạo ra cuộc sống của riêng mình. Tôi đã lên kế hoạch mà tôi hầu như có thể thức dậy bất cứ khi nào tôi muốn- chỉ cần có lí do. Nếu nó hoàn toàn phụ thuộc vào tôi, tôi sẽ đi ngủ lúc 4 hoặc 5 giờ sáng và thức dậy vào buổi trưa. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, vì vậy có lẽ tầm 10h sẽ tốt hơn rất nhiều so với 7 hoặc 8h sáng. Tôi không gặp ai lúc 9h sáng- trừ khi tôi bắt buộc phải làm thế, và họ biết trước được vào những buổi sáng đó họ sẽ không thấy được tinh thần tốt nhất của tôi.Tôi đã học được rằng bạn không thể làm mọi thứ vào ban đêm. Một số công việc được thực hiện tốt hơn vào ban ngày và số khác vào ban đêm. Nếu bạn là một cú đêm, hãy tự hào. Chỉ ra loại công việc nào đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất của bạn. Đối với tôi, đó thường là các dự án nghiên cứu hoặc viết lách. Rất nhiều mối quan tâm khác của tôi đòi hỏi sự tập trung vào ban ngày. Lập kế hoạch làm việc và tự đánh giá, và tôi thật sự làm việc tốt hơn vào buổi chiều.
Bạn cũng có thể điều chỉnh lịch trình làm việc của bạn.
Đêm trước khi diễn ra phỏng vấn buổi sáng, bạn có thể phải tạm dừng thói quen thường xuyên của mình. Thậm chí đừng mở máy tính xách tay của bạn. Bạn không cần phải trả lời mail, việc chuẩn bị cho công việc nên được ưu tiên trước.
Hoặc bạn có thể làm những gì tôi đã làm, điều mà tôi không khuyên mọi người. Chỉ cần thức suốt đêm, chợp mắt vèo vào lúc bình minh và tiếp sức cho cuộc phỏng vấn hoặc các cuộc họp của bạn ngày hôm đó, sau đó về nhà và xả hơi. Cố gắng thức dậy lúc 6 giờ sáng nhưng không được. Đó không phải là cách mà bộ não của chúng ta yêu cầu. Tại sao phải cố gắng bắt chước thói quen của người khác để thành công, khi chúng ta có thể tìm thấy mẫu của riêng mình? Quan sát thói quen độc đáo của bạn và thời gian khiến bạn có năng suất cao nhất. Tự nghiên cứu về những thói quen sẽ giải phóng bạn để đạt được tiềm năng tối đa của mình. Bạn có thể phải thỏa hiệp. Bạn có thể phải phá vỡ sự yêu thích của não bộ và mua một chiếc đồng hồ báo thức để đảm bảo đúng giờ trong các cuộc họp. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Làm việc vào ban đêm, nếu đó là khoảng thời gian bạn làm việc tốt nhất. Quan trọng nhất, đừng để bất kì văn hóa làm việc hoặc mẫu doanh nhân nào làm bạn xấu hổ khi làm những điều không tự nhiên. “ Đó là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đấy!”
Yến Khoa