Có thể khống chế biến chủng Delta nếu được tiêm đủ 2 liều vắc xin Pfizer hoặc AstraZeneca
Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình! Ánh Linh Chào mừng bạn đến với bài viết của mình!
Ngày 21/7, một nghiên cứu đã được công bố cho thấy hai liều vắc xin Covid-19 của Pfizer hoặc AstraZeneca có mức độ hiệu quả trước biến chủng Delta như tác dụng trước biến chủng Alpha.
Theo tài liệu của FDA, vắc xin Pfizer có hiệu quả 52,4% trong việc bảo vệ chống lại COVID-19 có triệu chứng giữa liều đầu tiên và liều thứ hai. Nhưng con số 52,4% bao gồm 11 ngày trước khi sự bảo vệ được kích hoạt sau liều đầu tiên, vì vậy tỷ lệ thực có thể cao hơn.
Giá trị thực nằm trong khoảng 29,5% đến 84,5%, theo các tài liệu của FDA. Khoảng chênh lệch khá rộng vì không có nhiều người bị mắc Covid-19 trong thử nghiệm trong khoảng thời gian này.
Vắc xin Pfizer có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong. Tuy nhiên, điều này dựa trên một số lượng khá nhỏ – chỉ có 4 người bị Covid-19 nghiêm trọng trong thử nghiệm sau khi nhận giả dược chứ không phải vắc xin.

Có bằng chứng khá rõ ràng rằng bạn được bảo vệ ít nhất 80% – và “có lẽ” là hơn 90% – đối với vắc xin Pfizer chống lại Covid-19 có triệu chứng sau một liều duy nhất. Chưa thể chắc chắn hoàn toàn điều gì sẽ xảy ra sau 21 ngày vì điều này chưa được kiểm nghiệm đầy đủ.
Theo Reuters, các nhà khoa học đến từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) và các cơ quan khác của nước này đã công bố một nghiên cứu trên chuyên san New England Journal of Medicine.
Công trình này tái khẳng định những phát hiện đột phá PHE đưa ra vào tháng 5 về hiệu quả của vắc xin Covid-19 do Pfizer/BioNTech và Oxford/AstraZeneca sản xuất dựa trên dữ liệu thực tế.
Nghiên cứu công bố ngày 21/7 cho thấy rằng việc tiêm hai mũi vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa triệu chứng bệnh từ biến chủng Delta. Trong các báo cáo trước đó, hiệu quả của hai liều vắc xin Pfizer với biến chủng Alpha là 93,7%.
Theo kết quả thử nghiệm, vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả khoảng 62% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 có triệu chứng kể từ 2 tuần sau sau khi tiêm liều thứ hai.
Trước đó hiệu quả của hai mũi vắc xin AstraZeneca là 60%. Nhưng sau này các nhà khoa học phát hiện hai mũi vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 67% đối với biến chủng Delta cao hơn con số 60% được báo cáo ban đầu.
Việc tiêm đầy đủ hai liều AstraZeneca cũng mang lại hiệu quả bảo vệ 74,5% đối với biến chủng Alpha, cao hơn so với ước tính ban đầu là 66%.
“Sự khác biệt về hiệu quả của hai liều vắc xin trước biến chủng Alpha so với trước biến chủng Delta là khá nhỏ”, nhóm tác giả viết trong nghiên cứu.
Trước đó, Israel có các dữ liệu ước tính vắc xin Pfizer có hiệu quả đối với việc ngăn bệnh thể hiện triệu chứng là thấp hơn. Dù vậy, vắc xin Pfizer vẫn có khả năng cao giúp người mắc Covid-19 tránh khỏi việc bệnh nặng.
Kết quả này trùng với các tuyên bố của giới chức y tế về sự hiệu quả của vắc xin Covid-19 trước biến chủng Delta, chủng virus đang chiếm ưu thế trên thế giới. Tuy vậy, nghiên cứu cũng nhắc lại rằng chỉ tiêm một mũi vắc xin thì không đủ để bảo vệ bệnh nhân trước Covid-19.
Trong nghiên cứu công bố ngày 21/7, tiêm một mũi Pfizer có hiệu quả bảo vệ 36% và một liều vắc xin AstraZeneca có hiệu quả khoảng 30%.
Trước đây, PHE cho rằng liều đầu tiên của một trong hai loại vắc xin này có hiệu quả khoảng 33% đối với việc ngăn người mắc biến chủng Delta biểu hiện triệu chứng.
“Việc chúng tôi phát hiện hiệu quả của liều đầu tiên bị giảm sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực tiêm hai liều cho các nhóm có nguy cơ cao trong bối cảnh biến chủng Delta hoành hành”, nhóm tác giả của nghiên cứu cho biết.
Nguồn tham khảo: Thanh Niên