Theo bác sĩ Trần Lưu Ngọc Phương, chúng ta sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu như ăn mì gói quá 2 lần/ tuần. Vì trong thành phần của mì gói có nhiều phụ gia, màu thực phẩm cũng như các chất bão hòa, muối… những chất này nếu tích trữ trong cơ thể quá lâu sẽ gây ra các vấn đề về đường ruột, dạ dày.
Ths.Bs Trần Lưu Ngọc Phương – Phó trưởng khoa Tiêu hóa Gan mật – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đồng thời, Bác sĩ Phương cũng đang công tác tại khoa Nội soi – Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM Ngoài ra, việc ăn mì gói trong thời gian dài có nhiều khả năng bị táo bón, việc “đi lại” sẽ khó khăn, phân sẽ tích lại trong đại tràng 1 thời gian dài. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.
Mặc dù theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, phó chủ tịch hội Ung thư Việt Nam cho biết rằng: Hiện nay chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể việc ăn mì gói dẫn đến ung thư. Nhưng việc ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ, ăn quá mặn hoặc đồ nóng những chất có trong mì gói sẽ tăng nguy cơ mắc các loại bệnh về trực tràng. Đặc biệt là ung thư.
Có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch : Trong mì gói có nhiều chất béo, chủ yếu là transfat và chất béo bão hòa vô cùng độc hại có thể gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, và tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đặc biệt với những người cao tuổi, điều này càng nên được chú ý.
Gây hại cho thận: Muối là thành phần gây ra nhiều tác hại nhất cho thận trong mì gói. Có thể nói, muối là “kẻ thù” của thận. Nó cản trở những hoạt động của thận khiến tạo ra sỏi. Những người thường xuyên dùng mì gói có nguy cơ cao về các vấn đề sỏi thận.
Tăng cân không kiểm soát: Bạn sẽ nạp thêm một lượng đường lớn carbohydrate và chất béo mỗi khi ăn mì gói. Chúng làm gia tăng hàm lượng các các chất béo trong cơ thể, khiến chúng ta có thể trở nên tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến các triệu chứng các bệnh như tiểu đường, cholesterol cao,…
Nhanh lão hóa: Trong mì gói có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực phẩm. Tuy nhiên, chất này khi vào cơ thể chúng ta thì lại khiến hệ nội tiết của chúng ta bị thay đổi nhiều. Đặc biệt nhất, chúng sẽ dẫn đến việc thúc đẩy quá trình lão hóa của các tế bào mô.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta chỉ nên ăn mì gói từ 1-2 lần/ tuần nếu như không muốn mắc phải các chứng bệnh nguy hiểm trên. Ngoài ra, khi ăn nên trụng sơ mì gói qua 1 lần nước rồi hãy nấu. Điều này khiến loại bỏ bớt các chất độc hại có trong sợi mì. Ngoài ra, bạn nên thêm tí rau xanh để bổ sung dưỡng chất cũng như giúp món mì ngon hơn.
Thường ăn không thấy gì, tới khi thấy gì thì đã quá muộn
Mặc dù, mì gói là món ăn rất tiện dành cho sinh viên chúng ta. Thế nhưng cái gì lạm dụng quá cũng không tốt. Bạn nên hạn chế ăn mì gói và nên dành thời gian để tập trung cho bữa chính nhiều hơn. Nhớ bổ sung các món ăn từ rau xanh để đảm bảo đầy đủ vitamin nhé!
CĐM: “Cái gì ăn nhiều mà chả hại, đâu riêng gì mì tôm”
Mì tôm có thể nói là món ăn “được lòng” rất nhiều người ở mọi lứa tuổi nên khi những thông tin trên được lan truyền, dân mạng đã chia thành 2 phe rõ rệt. Một bên cho rằng thế hệ trước vẫn ăn mì tôm và vẫn sống tốt đó thôi, còn số khác thì tỏ ra ngạc nhiên vì món ăn phổ biến như mì tôm có thể độc hại đến thế sao.
“Trước giờ ông bà ăn mì tôm có sao đâu, món này trước giờ đã cứu đói cho biết bao nhiêu người. Thời nay đầy đủ quá nên đâm ra sợ hãi, kiêng cử các kiểu”.
“Cái gì ăn nhiều quá mà chẳng có hại, mì tôm cũng vậy thôi. Tốt nhất 1 tuần ăn 1-2 lần cho đỡ thèm chứ có ai ăn mì quanh năm suốt tháng đâu”.
“Trời ơi, món ăn gắn bó với mình suốt quãng đời sinh viên mà. Nói vậy nghe sợ chứ mình vẫn sẽ ăn thôi, không ăn thì chết đói à”.
“Không cần biết là có ung thư, bệnh tật gì không nhưng no cái bụng trước đã. Thứ gì lạm dụng quá thì sẽ gây hại chứ có riêng gì mì tôm đâu?”.
“Ủa sao mình không thích ăn mì vẫn già và béo phì. Cũng tùy cơ địa mỗi người thôi”.
Kết
Mì tôm có nhiều tác hại khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Bởi vậy, bạn không nên coi thường sức khoẻ của mình mà sử dụng nó quá nhiều nhé.