Theo New York Times, chuồn chuồn săn mồi rất hiệu quả. Nó săn mồi trong không trung với tỉ lệ thành công trên 95%. So với một con cá mập trắng, thì tỉ lệ thành công của loài này chỉ đạt 50% mà thôi. Còn chúa tể sơn lâm của chúng ta – sư tử Châu Phi thì chỉ có là 25%.
Con mồi của chuồn chuồn thường là ruồi và những loài côn trùng nhỏ khác. Gặp phải chuồn chuồn thì con như cuộc đời chúng bế tắc.
Michael L. May – một giáo sư về côn trùng học tại Rutgers cho biết: “Chuồn chuồn sẽ xé và nghiền con mồi, sau đó vo lại thành một cục trò và mum mum mum chúng. Nó gần giống như một ít thuốc hít trong miệng trước khi chúng nuốt nó” .
Một con chuồn chồn là một loài săn mồi đỉnh cao đến mức dù có mất một cánh, thì chúng vẫn có thể tóm gọn con mồi, theo NewYork Time.
Độ chính xác và hiệu quả của việc săn mồi ở chuồn chuồn là do chúng có một ít năng lực giống con người. Đó là sự chọn lọc và chú ý. Chuồn chuồn sẽ chọn lọc và chú ý một con mồi trong bầy đàn của nó. Sau đó truy đuổi và tấn công con mồi duy nhất đó.
Giáo sư Steven Wiederman thuộc Đại học Adelaide ở Úc chia sẻ:“Nó cho thấy khả năng của một quá trình từ trên xuống của sự chú ý có chọn lọc của loại chúng ta thường liên quan đến tư duy bậc cao. Vì vậy, bộ não có ít hơn 1 triệu tế bao thần kinh của chuồn chuồn hoạt động gần giống với bộ não có 100 tỷ tế bào thân kinh của con người..”
Cơ thể của chuồn chuồn gồm một mạch chủ bao gôm 16 noron thần kinh kết nối não với trung tâm điều khiển việc bay của chúng ở lồng ngực. Điều này cho phép chúng có khả năng theo dõi mục tiêu đang di chuyển, tính toán quỹ đạo bay để chặn con mồi và điều chỉnh đường bay của chính mình. Những yếu tố trên càng làm loài chuồn chuồn trở nên nguy hiểm hơn nữa! – theo New York Time.
Theo Natureworldnews