Chó chống tăng – khi sự sống được đánh đổi để mang lại chiến thắng 2021-02-24 04:34:36 Tú Hà Cám ơn bạn đã ghé thăm bài viết của mình Tú Hà Cám ơn bạn đã ghé thăm bài viết của mình Chó chống tăng – khi sự sống được đánh đổi để mang lại chiến thắng Câu chuyện lịch sử về những chú chó này chắc chắn sẽ khiến những người yêu động vật cảm thấy thương cảm Ngày nay, chó là loài động vật được xem như thú cưng, thậm chí là thành viên trong gia đình. Mặc dù vẫn có bộ phận chó hoang không nhà, lang thang, nhưng số phận của chúng vẫn còn may mắn hơn nhiều so với đời trước của mình cách đây 100 năm. Trong thế chiến thứ 2, chó là người bạn đồng hành với quân nhân mỗi khi ra trận. Chỉ khác ở chỗ, nếu con người đi lính thì vẫn có cơ may trở về, còn những chú chó quân đội đặc biệt này thì không. Đó là giống chó Alsatian của Đức, được giao cho nhiệm vụ vận chuyển mìn đến xe tăng địch. Loại chiến dịch đặc biệt này được gọi là “Hundminen”, được Liên Xô sử dụng lần đầu thế chiến thứ 2. Sau quyết định năm 1924 về việc cho chó hỗ trợ quân đội, một trường huấn luyện chó đã được thành lập ở Moscow. Quân đội tuyển dụng người huấn luyện chó cảnh sát, thợ săn, huấn luyện thú ở rạp xiếc và nhà khoa học động vật. 12 trường huấn luyện nữa được thành lập sau đó và đơn vị huấn luyện chó Liên Xô bắt đầu hoạt động nghiêm túc. Ở thời điểm ban đầu, số phận của những chú chó vẫn chưa quá tệ với công việc chủ yếu là rà mìn, giải cứu và tiếp tế nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, dù được huấn luyện nghiêm ngặt, tỉ lệ thành công khi những chú chó vận chuyển mìn đến xe tăng địch rồi quay lại là khá thấp. Trường hợp chúng quay trở lại với mìn trên người, chính quân ta sẽ là phía nhận thiệt. Thậm chí cả khi chúng để quả mìn vào đúng mục tiêu, việc tính toán thời gian đặt hẹn giờ cũng gặp nhiều trở ngại. Đây cũng chính là khi quân đội buộc phải đưa ra chiến thuật cuối cùng: thay vì để những chú chó vận chuyển mìn và trở lại, họ buộc cố định mìn vào thân thể chúng. Điều này đồng nghĩa với việc, những chú chó “Hundminen” sẽ ra đi cho một chiến dịch đầu tiên và duy nhất chúng tham gia. Quá trình huấn luyện những chú chó cũng không hề nhân đạo: chúng không được cho ăn và khi chúng đã quá đói, quân đội sẽ để thức ăn vào dưới xe tăng để chúng tìm đến. Từ đó hình thành phản xạ vô điều kiện rằng cứ đến gần xe tăng thì chúng sẽ tìm được thức ăn và sử dụng điều này để phục vụ chiến dịch. Mặc dù đem đến hiệu quả cao, điển hình là trận Kursk trong thế chiến thứ hai, 12 chiếc xe tăng đã không thể hoạt động bởi công lao của 16 chú chó chống tăng. . Từ năm 1942 trở đi, chó chống tăng được sử dụng ngày càng ít mặc dù công việc huấn luyện chó chống tăng vẫn tiếp tục tới tận năm 1996. Giai đoạn lịch sử vô cùng tăm tối kia cũng đã dần bị quên lãng để rồi ngày nay, chó luôn nằm trong top thú cưng phổ biến. Mong rằng những ai đã lựa chọn yêu thương và nuôi nấng những chú chó sẽ luôn đồng hành cùng nó đến hết cuộc đời. Ảnh: Tổng hợp Theo dõi Sài Gòn Times để cập nhật tin nhanh và nổi bật tại TP. HCM bạn nhé