Bộ Y tế chính thức lên tiếng thực hư quảng cáo Địa long chữa khỏi Covid-19 2021-08-30 05:40:07 Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Xuân Hoài Amidst so many disparities Please don't be weakness❤️ Bộ Y tế chính thức lên tiếng thực hư quảng cáo Địa long chữa khỏi Covid-19 Theo Bộ Y tế đến nay chưa nhận được tài liệu nghiên cứu nào cho thấy Địa long (giun đất) có thể chữa khỏi Covid-19. Gần đây một số người xôn xao trước thông tin nuốt Địa long có thể chữa khỏi Covid-19. Chiều ngày 29/8, Bộ Y tế đã lên tiếng về sự việc này. Theo thông tin trên Sức Khoẻ và Đời Sống, Bộ Y tế cho biết chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm nào chứa thành phần Địa long (giun đất) có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19. Song song đó, Bộ Y tế cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị Covid-19 từ loại vật này. Như vậy, việc một số cá nhân đăng tải thông tin ăn Địa long chữa Covid-19 là không chính xác, thiếu căn cứ và chưa được kiểm chứng. Đây cũng là hành vi lợi dụng tâm lý của bà con, tạo nên cơ hội trục lợi. Trong Dược điển Việt Nam V có viết, Địa long (giun đất) là một thành phần thuốc sử dụng trong đông y. Trong đó có Quảng địa long (thu hoạch vào mùa xuân đến mùa thu) và 3 loại còn lại là Hồ địa long (thu hoạch vào mùa hạ). Thông thường, giun đất sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc, làm sạch nhớt, loại bỏ phủ tạng, đất,… và mang sấy khô ở nhiệt độ thấp. Điều này cho thấy, việc nuốt sống giun đất như cách một số người thường làm là sai hoàn toàn so với khoa học. Bên cạnh đó, không phải con giun đất nào sau khi thu hoạch cũng có thể làm thuốc và mang lại tác dụng thần kỳ. Với vấn đề này, Bộ Y tế khuyến cáo bà con không nên tự ý mua, sử dụng các sản phẩm từ dược liệu theo như lời quảng cáo trên mạng. Những thông tin chưa được kiểm chứng có thể khiến “tiền mất tật mang”, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh – Trưởng khoa nội tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương về vấn đề trên. Theo đó, một số bệnh viện được tặng sản phẩm có chứa Địa long, quảng cáo là có tác dụng nâng cao thể trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, về nguyên tắc, các bác sĩ không thể khuyến cáo những sản phẩm chưa có cơ sở khoa học đối với bệnh nhân. Song song đó, đông y mang tác dụng chậm nên nhiều trường hợp, nhà sản xuất trộn thêm tân dược và kết quả khiến người bệnh bị suy gan. Ngoài ra, một chuyên gia y học cổ truyền của Bộ Y tế cũng từng thông tin: “Chỉ trường hợp bệnh nhân Covid-19 có cục máu đông mới cần hoạt huyết, nhưng số ấy rất ít trong tổng số bệnh nhân Covid-19 và không phải ai cũng có cục máu đông để chữa trị. Chỉ nên sử dụng các thuốc theo khuyến cáo của Bộ Y tế và theo từng giai đoạn của bệnh”. Với hành vi trên theo luật sư Nguyễn Kiều Hưng việc quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự. Điển hình là các biểu hiện gồm quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo thuốc không đúng với công dụng được cấp phép; quảng cáo các sản phẩm khác không phải là thuốc chữa bệnh, như thuốc chữa bệnh. Từ đó, luật sư nêu rõ các mức xử phạt như sau: – Trường hợp quảng cáo sai sự thật: Theo Khoản 5 điều 51 Nghị định 158/2013, người vi phạm bị phạt 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng. – Trường hợp quảng cáo thực phẩm như thuốc chữa bệnh: Theo Điểm a Khoản 5 điều 67 Nghị động 117/2020, xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. – Trường hợp quảng cáo thuốc không đúng với công dung được cấp phép: Điểm b, khoản 4 điều 51 Nghị định 158/2013, xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Mức trên chỉ mới áp dụng cho cá nhân, đối với trường hợp tập thể, tổ chức vi phạm thì sẽ phạt gấp đôi. Ngoài ra, cơ quan chức năng có thể truy cứu hình sự về hành vi quảng cáo gian dối. Hiện tại, Bộ Y tế đã xây dựng túi thuốc phù hợp nhằm hỗ trợ F0 tại nhà tự điều trị Covid-19. Bởi vậy, thay vì làm theo những thông tin chưa có cơ sở, mọi người nên biết chọn lọc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.