Bị sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 có đáng lo? 2021-06-20 08:17:13 Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus Hoài Phong Thành viên tại Sinh Viên Plus Bị sốt sau khi tiêm vaccine Covid-19 có đáng lo? Sau tiêm vaccine Covid-19, nhiều người thường bị sốt. Điều này có đáng lo không? Tôi có được uống thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine Covid-19 không? Theo tài liệu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, tất cả người dân sau khi tiêm vaccine Covid-19 đều có khả năng gặp tác dụng phụ. Điều này phụ thuộc cơ địa mỗi người. Trong đó, tình trạng sốt nhẹ được xem là rất phổ biến; sốt ≥ 38 độ C có tỷ lệ phổ biến. Người bị sốt nhẹ dưới 38 độ C thường khỏi sớm, có thể kéo dài 1-2 ngày. Khi bị sốt sau tiêm vaccine Covid-19, bạn nên uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt an toàn, mặc thoáng, lau mát cơ thể với nước ấm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Những trường hợp sốt cao trên 38 độ C cần theo dõi sức khỏe. Nếu thân nhiệt không giảm hoặc không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường, người tiêm cần đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Ngoài ra, các phản ứng thông thường khác bạn có thể gặp phải gồm đau đầu; buồn nôn; đau cơ; khớp, vị trí tiêm đau, nóng, ngứa; mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh. Tỷ lệ gặp các phản ứng này là ≥10%. Khoảng 1-10% người tiêm chủng bị sưng, đỏ tại vị trí tiêm. Phần lớn các phản ứng bất lợi ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và thường hết trong vài ngày sau tiêm chủng. Các phản ứng cho thấy vaccine cơ thể đang tạo ra miễn dịch chống lại Covid-19. Khi nào sốt sau tiêm vaccine Covid-19 là dấu hiệu nguy hiểm? Một số trường hợp hiếm có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine Covid-19. Dấu hiệu nghiêm trọng gồm: Tê quanh môi, lưỡi; phát ban dưới da, môi mẩn đỏ; ngứa, căng cứng, tắc nghẽn, khản đặc họng; nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng; thở dốc, khó thở, ho; mạch yếu, chóng mặt, tay chân co quắp… Khi các triệu chứng nặng lên, người bệnh sẽ bị sốt cao ≥ 39 độ C; sưng/đỏ lan rộng tại chỗ tiêm; đau cơ dữ đội, tăng/tụt/kẹt huyết áp. Nếu gặp các dấu hiệu trên sau tiêm vaccine Covid-19, bạn cần liên hệ ngay với cán bộ y tế đã tiêm chủng cho mình hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Nguồn: Bộ Y tế.